Thông tin về yếu tố liên quan đến chăm sóc và điều trị ARV của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 76 - 79)

Có 79,7% ĐTNC đã từng bỏ lỡ ít nhất một liều thuốc ARV, có 24,6% gặp bất thường, 25% đã từng bỏ lỡ tái khám trong quá trình điều trị. Trong những lý do bỏ lỡ uống thuốc thì quên và bận việc chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32,4% và 37,7%). Trong những lý do không đi tái khám thì bận việc chiếm cao nhất 57,8%, kế đến là quên 26,6% và thấp nhất là nhà xa 4,7%. Tỷ lệ này khác so với nghiên cứu tại Ninh Bình (tỷ lệ bỏ lỡ liều là 34,9%, lý do bận việc là 44,4%, nhà xa 33,3%). Sự khác biệt này có thể là do đối tượng, địa điểm cũng như cách sử dụng phương pháp, đo lường đánh giá trong những nghiên cứu là khác nhau. Cán bộ y tế phòng khám đặc biệt là người điều dưỡng cần quan tâm, gọi điện nhắc nhở thường xuyên, liên tục cho những đối tượng trên nhất là người bỏ lỡ liều uống thuốc, bỏ lỡ tái khám gần đây nhất. Chú ý tìm hiểu kỹ hơn về tâm lý, hoàn cảnh cũng như lý do bỏ lỡ liều, bỏ lỡ tái khám của từng người bệnh trong quá trình điều trị. Từ đó giúp người bệnh có

kế hoạch khắc phục tình trạng trên, tự xây dựng kế hoạch uống thuốc phù hợp với bản thân, với giờ giấc sinh hoạt để hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Tỷ lệ hiểu biết về tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC khá cao (Bảng3.4 và 3.7):

99,2% biết điều trị ARV là suốt đời và thuốc ARV không chữa khỏi bệnh. 82,4% xử lý đúng khi quên thuốc là phải uống bù ngay và tính thời gian uống liều kế tiếp, 85,7% xử lý đúng những bất thường là phải báo ngay với nhân viên y tế phòng khám. Các tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tạ Thị Lan Hương tại Ninh Bình (89,9% biết điều trị ARV là suốt đời, 81,8% biết cách xử lý khi quên thuốc), của Nguyễn Thị Minh Trang tại Hà Nội (suốt đời 69%), Võ Thị Năm tại Cần Thơ (thuốc ARV không chữa khỏi 93%, xử lý đúng tác dụng phụ 69%, xử lý đúng khi quên 55%) [10], [22], [15]. Có tỷ lệ cao hơn như vậy có thể là do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, địa điểm, niềm tin vào nhân viên y tế, nguồn cập nhật thông tin

hay thông tin được tư vấn. (Biểu đồ 8) Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt về các vấn đề

liên quan đến điều trị ARV là 84,8%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (66,2%) [23], nghiên cứu của Tạ Thị Lan Hương 70,9% [10]. Điều này cho thấy người bệnh tại phòng khám Nam Định được tư vấn, tiếp cận, hỗ trợ nhiều hơn và dễ dàng hơn trong các lần tái khám nên có kiến thức tốt hơn. Sự khác biệt này có thể là do điều trị khác tuyến bệnh viện, sự hỗ trợ và niềm tin khác nhau.

Phác đồ điều trị (Bảng3.5): ĐTNC đang điều trị ARV lúc bắt đầu là phác đồ

1f (TDF/3TC/EFV) chiếm nhiều nhất (48%), tiếp theo là phác đồ 1c (AZT/3TC/NVP) 35,9%, phác đồ 1a (d4T/3TC/NVP) 7,8%, còn lại là phác đồ 1b (d4T/3TC/NVP), phác đồ 1d (AZT/3TC/EFV), phác đồ 1e (TDF/3TC/NVP). Tuy nhiên trong quá trình điều trị có 91 người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc trong phác đồ điều trị và 3 người có biểu hiện kháng thuốc nên phòng khám đã chuyển phác đồ điều trị cho những người này. Trong đó 1f vẫn giữ tỷ lệ cao nhất 59,6%, kế đến 1d 11,7%, 1c 9,6%, 1e 7,4%, 1a và 1b tương đương nhau với 4,3% và phác đồ 2 (AZT/3TC/LPVr) cho những người dùng phác đồ 1 thất bại. Sau đó do d4T là loại thuốc có một số tác dụng phụ điển hình không hồi phục như gây rối loạn phân bố

mỡ trong cơ thể, bệnh lý thần kinh ngoại biên…sau một thời gian sử dụng [1]. Do vậy, Bộ Y tế đã hướng dẫn chuyển đổi những người bệnh đang dùng phác đồ có chứa d4T sang những phác đồ khác. Đặc biệt phác đồ 1f được đơn giản hóa và chỉ cần uống 1lần/ngày thay vì 2 lần/ngày của những phác đồ khác mà hiệu quả như nhau và lại ít có tác dụng phụ ảnh hưởng tới chức năng gan, thận [1], [28] nên được ưu tiên thay thế cho những phác đồ cần chuyển đổi. Việc chuyển đổi phác đồ này được Bộ Y tế quy định vào cuối năm 2011, do đó các phác đồ hiện nay sử dụng không còn phác đồ 1a, 1b [1]. Phòng khám tiếp tục chuyển đổi cho 24 người có tác dụng phụ, kháng thuốc và phác đồ không được sử dụng trong đó 1f tiếp tục chiếm nhiều nhất 79,2%, 1c 8,3%, 1e 4,2% và phác đồ 2 là 8,3%.

Thời gian điều trị ARV (Bảng3.5) trung bình của ĐTNC là 3,4 năm cao hơn

so với nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa (1,7 năm) [39], Hoàng Huy Phương (2,3 năm) [17]. Có sự khác nhau này là do thời điểm nghiên cứu khác nhau. Thời gian dưới hoặc bằng 3 năm có 54,7% người bệnh nghĩa là mới vào điều trị ARV từ năm 2013. Điều này thuận lợi hơn cho người bệnh được tiếp cận phác đồ điều trị 1f, không phải trải qua tác dụng phụ không hồi phục của phác đồ 1a, 1b cũng ít gây tác dụng ảnh hưởng tới thận và gan. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho thực hành tuân thủ thuốc ARV.

Số lượng tế bào CD4 (Bảng3.6): Lúc bắt đầu điều trị ARV có tới 40,6%

người bệnh có số lượng tế bào CD4 <200 tế bào/mm3 máu, trung vị số lượng tế bào CD4 khi bắt đầu ở ĐTNC là 240,5 tế bào/mm3, thấp hơn so với tiêu chuẩn bắt đầu điều trị của Bộ Y tế quy định là ≤ 350 tế bào/mm3 máu [1]. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang và nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa lần lượt số trung bình là 120 và 128,9 tế bào/mm3 máu [23][39]. Điều này có lẽ là do tại địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều dự án về điều trị như Quỹ toàn cầu, Life Gap, cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone,…nên người bệnh được tiếp cận điều trị sớm hơn. Trong thời gian nghiên cứu 2016, kết quả cho thấy số lượng tế bào CD4 <200 tế bào/mm3 máu chỉ còn 14,8%, tỷ lệ này giảm nhiều so với thời gian bắt đầu điều

trị ARV. Điều này chứng minh rõ ràng rằng nhờ người bệnh tuân thủ điều trị tốt nên số lượng tế bào CD4 được cải thiện một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)