Thông tin về kiến thức liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 58 - 61)

Bảng 3.7. Kiến thức liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC

STT Kiến thức % người trả lời đúng % người trả lời sai Tổng n % n % n %

1 Điều trị ARV suốt đời 254 99,2% 2 0,8%

256 100 2 Thuốc ARV chữa không khỏi HIV/AID 254 99,2% 2 0,8%

3 Hiệu quả của tuân thủ điều trị ARV

Giảm tỷ lệ tử vong 174 68% 82 32%

Giảm mắc bệnh NTCH 170 66,4% 86 33,6%

Dự phòng lây nhiễm 193 75,4% 63 24,6%

Kéo dài cuộc sống 224 87,5% 32 12,5%

Cải thiện tình trạng sức khỏe 118 46,1% 138 53,9%

4 Hậu quả của không tuân thủ điều trị ARV

Gia tăng virus 203 79,3% 53 20,7%

Tình trạng sức khỏe xấu đi 239 93,4% 17 6,6% Virus trở nên kháng thuốc 121 47,3% 135 52,7% Tăng chi phí điều trị 101 39,5% 155 60,5%

50 25 8,3 8,3 8,3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Phòng khám chuyển

Thiếu máu Dị ứng Rối loạn phân bố

mỡ

Phác đồ 1 thất bại Lý do chuyển phác đồ lần 2

Quan sát số liệu trong bảng 3.7 thấy rằng có 99,2% (254 người bệnh) biết điều trị ARV là phải điều trị suốt đời và thuốc ARV không thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS.

Về hiệu quả của tuân thủ điều trị ARV, 68% (174 người bệnh) biết tuân thủ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, 66,4% (170 người bệnh) biết có thể giảm mắc các bệnh NTCH, 75,4% (193 người bệnh) biết có thể dự phòng lây nhiễm cho người xung quanh, 87,5% (224 người bệnh) biết có thể kéo dài cuộc sống và 46,1% biết có thể cải thiện tình trạng sức khỏe.

Về hậu quả của không tuân thủ điều trị, 53 người bệnh (20,7%) không biết là khi không tuân thủ thì lượng virus sẽ gia tăng, 6,6% (17 người bệnh) không biết là tình trạng sức khỏe xấu đi, 52,7% (135 người bệnh) không biết rằng virus sẽ trở nên kháng thuốc, 155 người bệnh (60,5%) không biết chi phí điều trị sẽ tăng và cuối cùng 50% (128 người bệnh) không biết rằng cơ hội điều trị cho HIV/AIDS sau này sẽ bị hạn chế đi nhiều.

Sau khi cho điểm từng câu trả lời và tổng hợp lại thành điểm kiến thức chung thì được tỷ lệ theo biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.7. Phân loại kiến thức chung về TTĐT ARV của ĐTNC (n=256)

Trong 256 ĐTNC thì tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt là 84,8% (217 người

84.8% 15.2%

Kiến thức chung

Kiến thức đạt Kiến thức chưa đạt

3.1.5. Thông tin về sự hỗ trợ trong tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC

Thông tin về sự hỗ trợ trong tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC được mô tả rõ ràng trong bảng sau:

Bảng 3.8. Thông tin về sự hỗ trợ trong tuân thủ điều trị ARV của ĐTNC

STT Biến Tần số (n=256) Tỷ lệ (%)

1 SD biện pháp giúp uống thốc đúng giờ

Không sử dụng bp nào 83 32,4

Đồng hồ báo thức 9 3,5

Điện thoại 50 19,5

Người hỗ trợ 90 35,2

Hộp đựng thuốc đã chia liều 7 2,7

Lịch uống thuốc 17 6,6

2 Phân loại hỗ trợ

Không có người hỗ trợ 166 64,8

Có người hỗ trợ 90 35,2

3 Khi người khác biết tình trạng bệnh

Không muốn ai biết 224 87,5

Cảm thấy ổn 30 11,7

Cảm thấy tốt 2 0,8

4 Mức độ tin tưởng nhân viên y tế

Tin tưởng 137 53,5

Rất tin tưởng 119 46,5

Quan sát bảng số liệu trên thấy rằng, phần lớn người bệnh (67,6%) hiện nay có sử dụng biện pháp nhắc nhở giúp uống thuốc đúng giờ, trong đó 35,2% có người hỗ trợ là gia đình (gồm có vợ/chồng, bố mẹ, anh, chị, em). Có 19,5% dùng điện thoại nhắc nhở, 6,6% dùng lịch uống thuốc, 3,5% dùng đồng hồ báo thức, còn lại là 2,7% dùng hộp đựng thuốc đã chia liều. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ khá cao 32.4% người bệnh không sử dụng bất cứ biện pháp nào để nhắc nhở giúp uống thuốc đúng giờ.

Khi điều tra nghiên cứu thấy hầu hết ĐTNC (224 người chiếm 87,5%) trong tổng số 256 người đều không muốn người khác biết về tình trạng bệnh của mình,

11,7% (30 người) cảm thấy ổn với điều đó và chỉ 0,8% cảm thấy tốt khi mọi người biết về tình trạng bệnh của mình.

Về mức độ tin tưởng với cán bộ y tế phòng khám, có 137 người bệnh (53,5%) chỉ dừng ở mức độ tin tưởng, còn 46,5% (119 người bệnh) thì tin tưởng tuyệt đối vào cán bộ y tế phòng khám.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)