Quản lý người bệnh HIV/AIDS: đang được thực hiện tại các phòng khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 31 - 34)

ngoại trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế [1].

- Lập hồ sơ người nhiễm HIV để theo dõi sức khỏe, thực hiện công tác tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc hỗ trợ, điều trị khi cần thiết và mai táng khi người nhiễm HIV chết.

- Bàn giao hồ sơ bệnh án và tài liệu liên quan cho cơ sở tiếp nhận khi điều chuyển người nhiễm HIV đến cơ sở mới, để tiếp tục theo dõi và quản lý.

- Thông báo cho cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương nơi người nhiễm HIV trở về cư trú tại cộng đồng để tiếp tục theo dõi và quản lý.

1.3.4.1. Đánh giá: a) Tiền sử:

- Các hành vi nguy cơ

- Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV, bao gồm cả lao

- Tiền sử các bệnh khác

- Tiền sử dùng thuốc (thuốc dự phòng và điều trị NTCH, ARV...) - Tiền sử dị ứng

- Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh hiện thời

b) Lâm sàng:

- Khám toàn trạng, cân nặng, hạch ngoại vi, các biểu hiện bệnh lý ở các cơ quan và hệ cơ quan

- Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV

- Phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV - Sàng lọc lao

- Tình trạng thai nghén

1.3.4.2. Tư vấn hỗ trợ:

- Tư vấn hỗ trợ sau xét nghiệm

- Giải thích về diễn biến bệnh và kế hoạch chăm sóc điều trị, sự cần thiết phải thăm khám theo hẹn

- Tư vấn về sống tích cực, dinh dưỡng và sống khỏe mạnh

- Tư vấn về dự phòng lây truyền HIV: tình dục an toàn, các biện pháp giảm tác hại

- Sử dụng các biện pháp tránh thai; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu quyết định có thai và sinh con

- Tư vấn về tuân thủ dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội - Chuẩn bị cho điều trị ARV nếu có chỉ định

1.3.4.3. Theo dõi điều trị ARV

Người nhiễm HIV cần được thăm khám và tư vấn theo lịch trình 3-6 tháng một lần nếu không có triệu chứng và bất cứ khi nào có triệu chứng lâm sàng.

- Thăm khám lâm sàng, đánh giá giai đoạn nhiễm HIV

- Tư vấn về những TDKMM có thể gặp trong quá trình điều trị ARV và hướng dẫn theo dõi, xử lý khi gặp TDKMM

- Tư vấn và hẹn khám lại cho những trường hợp không có triệu chứng - Điều trị dự phòng NTCH nếu có chỉ định

- Điều trị NTCH và bệnh liên quan đến HIV nếu có. Trường hợp bệnh nặng, có thể nhập viện hoặc chuyển tuyến trên

- Chuyển khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Chuyển cơ sở sản khoa để điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho các trường hợp có thai...

Theo dõi xét nghiệm trước và trong khi bắt đầu điều trị ARV

Bảng 1.1. Theo dõi xét nghiệm trước và trong khi điều trị ARV

Giai đoạn

điều trị HIV Các xét nghiệm

Thời điểm đăng ký điều trị

Người lớn:

 Xét nghiệm CD4

 Công thức máu và Hemoglobin

 Creatinin, AST/ALT, HBsAg, Anti- HCV Trẻ em:

 PCR chẩn đoán nhiễm HIV cho trẻ < 18 tháng tuổi

 Huyết thanh chẩn đoán HIV

Giai đoạn

điều trị HIV Các xét nghiệm

Theo dõi trước khi điều trị ARV

Số lượng tế bào CD4 (6 tháng 1 lần)

Bắt đầu điều trị ARV

Thực hiện các xét nghiệm như khi đăng ký điều trị, nếu thời gian từ khi đăng ký điều trị đến khi bắt đầu điều trị ≤ 6 tháng thì không cần phải làm xét nghiệm mới

Trong quá trình điều trị ARV

- Số lượng tế bào CD4 (6 tháng một lần)

- Tải lượng HIV (sau khi điều trị ARV 12 tháng và sau đó là 12 tháng một lần) nếu có điều kiện

- Xét nghiệm creatinin khi dùng Tenofovir

- Công thức máu/Hemoglobin khi có thiếu máu trên lâm sàng - Các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng

Thất bại điều trị

Số lượng tế bào CD4 Tải lượng HIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)