Yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28 - 31)

Những yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS không thống nhất giữa các nghiên cứu. Trong thời gian đầu điều trị ARV năm 1999, Proctor và cộng sự đã tìm thấy năm yếu tố gây cản trở đối với việc tuân thủ điều trị ARV là tần số và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ, xung đột

với thói quen hàng ngày, yêu cầu về chế độ ăn uống, tần số dùng thuốc, số lượng và liều lượng của thuốc. Hiện nay, đã có nhiều cải thiện trong điều trị ARV như thuốc ARV và số liều uống trong ngày ít phức tạp và ít tác dụng phụ hơn, nhưng thực hiện tuân thủ vẫn còn là một vấn đề bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh, nội tại cá nhân và yếu tố hành vi [43], [44], [63].

Nghiên cứu gần đây đã tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV. Chúng bao gồm các yếu tố như thực phẩm không an toàn hay sự cô lập về không gian và thiếu tiền để trả tiền phương tiện vận chuyển đến phòng khám [33], [39].

Trong nghiên cứu được thực hiện ở Botswana của Weiser nhận thấy rằng tình hình kinh tế nói chung là một trong những rào cản chính, ngoài các chi phí của điều trị ARV, khó khăn kinh tế khác bao gồm các chi phí thuốc thêm, thiếu ăn, thiếu tiền mua thực phẩm và thiếu tiền quần áo cho người bệnh và cho con cái của họ [70]. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ ở nơi có nguồn lực hạn chế đã chỉ ra rằng việc quan tâm tiếp cận điều trị ARV và thực phẩm là một trong những rào cản chính đối với tuân thủ điều trị ARV. Ngược lại, các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV tại các nước giàu bao gồm trầm cảm, hoạt động lạm dụng rượu và ma túy, bất ổn xã hội, và trình độ học vấn thấp [36], [39].

Trong một nghiên cứu của Hardy và cộng sự đã tìm thấy rằng sự hỗ trợ của gia đình và nhận thức về sự hỗ trợ đó có ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV [45]. Trong khi đó nghiên cứu của Finocchario-Kesler thấy rằng tuân thủ điều trị ARV bị ảnh hưởng bởi niềm tin về sức khỏe và bệnh tật hơn là đặc điểm của thuốc hoặc trình độ kiến thức về điều trị. Và cũng nhận thấy rằng người bệnh có nhận thức cao về nguy cơ bệnh tiến triển và những lợi ích của điều trị, hiệu quả và lợi ích của tuân thủ dễ bị ảnh hưởng bởi những biến cố mà thúc đẩy việc uống thuốc [40].

Bên cạnh đó theo nghiên cứu của Sherr thì niềm tin không chính xác về các loại thuốc và liều dùng, lịch trình không thường xuyên hàng ngày, kỳ thị, thiếu sự hỗ trợ xã hội, mối quan hệ nhà cung cấp và người bệnh nghèo, các rào cản hệ thống

chăm sóc sức khỏe (chẳng hạn như chi phí) và tác dụng phụ của thuốc là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị ARV [57].

Các nghiên cứu của Badahdah, Dima, Okonsky, Uuskula, Peltzer, Visanou Hansana đã liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV (mức độ ảnh hưởng giảm dần): thời khóa biểu, kỳ thị, tác dụng phụ bất lợi, chi phí, đãng trí, trầm cảm, du lịch, uống rượu / lạm dụng thuốc, tình trạng sức khỏe nói chung, niềm tin, chủng tộc da đen, thời gian điều trị ARV dài, thiếu thiết bị nhắc nhở, lượng thuốc ARV, sự sẵn có của thuốc ARV, cảm xúc buồn bực, thiếu kiến thức, nữ giới, già, trẻ, nông thôn, tải lượng virus có thể phát hiện, lòng tin nghèo nàn [29], [37], [53], [55], [64].

Ngoài ra, những yếu tố có tác động tích cực đối với sự tuân thủ ARV được đề cập trong một số bài viết gồm có mạng lưới hỗ trợ xã hội, tự tin, tác động tích cực của điều trị ARV, kiến thức, thói quen tốt, dụng cụ nhắc nhở, niềm tin tôn giáo, giảm tải thuốc. Trong các nghiên cứu của Afolabi, Curioso, Finocchario-Kessler, Fredriksen-Goldsen, Hanif, Li, Maqutu, Nozaki, Peltzer, Vallabhaneni, Văn Tám, Vissman đã chỉ ra mạng lưới hỗ trợ xã hội tốt có một ảnh hưởng tích cực đối với sự tuân thủ điều trị ARV. Những lợi ích của mạng lưới hỗ trợ xã hội mạnh mẽ đã được đề cập trong các bài viết từ các quốc gia khác nhau từ bốn châu lục khác nhau [27], [36], [40], [41], [44], [49], [50], [52], [57], [62], [63], [65]. Nghiên cứu của Curioso nhận thấy rằng gia đình và bạn bè nhắc nhở những người tham gia phải tuân thủ điều trị ARV [36]. Tự tin đã được đề cập trong các bài báo của Beer, Brown, Colbert, Finocchario-Kessler, Li, Tyer-Viola cũng có ảnh hưởng tích cực đối với sự tuân thủ điều trị ARV và có bốn nghiên cứu trên được tiến hành ở Mỹ [30], [33], [35], [40], [49], [58].

Yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV cũng có sự khác nhau trong những nghiên cứu ở Việt Nam.

Trong khi đó nghiên cứu của tác giả Võ Thị Năm và cộng sự đã thực hiện ở 267 người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 6 tháng trở lêntại 5 phòng khám ngoại trú thành phố Cần Thơ cho thấy nhóm tuổi càng cao thì tuân thủ điều trị

ARV càng cao; học vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, tình trạng hôn nhân (có gia đình) thì tuân thủ điều trị thấp. Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị ARV là kiến thức, thực hành và nguồn cung cấp thông tin về điều trị ARV [15].

Theo tác giả Đặng Minh Sang và cộng sự đã nghiên cứu 654 người bệnh lao/HIV(+) đang điều trị ARV tại 24 quận huyện và phòng khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì thời gian điều trị ARV cũng như được giáo dục sức khỏe về kiến thức HIV thường xuyên và sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ARV ở người bệnh lao /HIV [19].

Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Hiền và cộng sự thực hiện phỏng vấn sâu trên 15 người bệnh AIDS có tiêm chích ma túy đang điều trị ARV tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang thì những yếu tố cản trở tuân thủ điều trị ARV trong nghiên cứu là phụ thuộc ma túy, chi phí đi lại tại vùng sâu vùng xa còn khó khăn, quan niệm sai về sử dùng ARV khi tiêm chích ma túy [9].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thọ đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn 381 người bệnh AIDS đang điều trị ARV tại 06 phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chỉ ra những yếu tố như nghề nghiệp, thói quen, tình trạng sức khỏe, giới tính, kiến thức về thuốc và điều trị ARV và việc sử dụng rượu bia, ma túy là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến tuân thủ điều trị ARV [20].

Theo nghiên cứu của các tác giả Đỗ Mai Hoa, của Nguyễn Thị Thu Hà, của Trần Quốc Tuấn, của Trần Thị Ngọc thì các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị gồm trầm cảm, tiền sử gặp tác dụng phụ của thuốc ARV, sử dụng nhiều rượu, thiếu thông tin về điều trị, kém hòa nhập với xã hội [8], [11], [16], [25], [39].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ điều trị arv của người bệnh hiv aids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)