Là bệnh viện tuyến 4, tuyến cuối cùng trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân của thành phố Hải Phòng, bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đang ngày càng trở thành gần gũi, thân thiết hơn đối với mỗi người dân Hải Phòng, cùng nhân dân các tỉnh lân cận: Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh....Ngày nay, với trên 700 giường bệnh nội trú theo kế hoạch (thực kê: 943 giường), bệnh viện đã và đang thường xuyên điều trị cho trung bình 950-1000 bệnh nhân / ngày. Số bệnh nhân đến khám cũng nằm trong khoảng 600-700 người / ngày. Để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh, bệnh viện đã thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất là nâng cao chất lượng lao động chuyên ngành sử dụng thiết bị y tế trong Trung tâm tâm y tế.[15]
Để hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải luôn được cập nhật kiến thức chuyên môn về trang thiết bị y tế và các qui định của pháp luật. Đồng thời, phải nêu cao ý thức trách nhiệm, vai trò của phòng vật tư- thiết bị y tế tại bệnh viện, Phòng VT-TB của bệnh viện hoặc bộ phận chuyên trách trong bệnh viện theo dõi về vấn đề này trong công tác tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo bệnh viện về công tác đầu tư, quy trình mua sắm, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả vật tư, trang thiết bị y tế.
Kết hợp với các trường Ðại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế.
Ðưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dược.
Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.
Ban hành chính sách phù hợp để các cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.
Thứ hai tạo nhiều nguồn vốn để tăng cường đầu tư TTBYT cần thiết Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tư thêm TTBYT mới, cần thiết.
Để thực hiện được kế hoach mua sắm trên cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư trang thiết bị y tế.
Đầu tư trang thiết bị nên đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn chải dẫn đến tình trạng, thiết bị ở khoa nào cũng thiếu.
Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.
Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư trang thiết bị y tế.
Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.
Thứ ba thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trong quản lý sử dụng TTBYT Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc quản lý xuất sử dụng và hoàn trả TTBYT sau mỗi lần sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký, theo dõi và đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng TTBYT của Trung tâm y tế.