Bài học kinh nghiệm về quản lý trang thiết bị Y tế tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng (Trang 27)

Để TTBYT được quản lý và sử dụng hiệu quả trong thời gian tới thì Bệnh viện phụ sản Hải Phòng cần chủ động tăng cường đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ để sử dụng trang thiết

bị hiệu quả, phục vụ công tác chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác đào tạo, phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý TTBYT thông qua việc liên kết với các cơ sở đào tạo, các đơn vị cung ứng, lắp đặt TTBYT.

Về công tác bảo dưỡng, kiểm chuẩn TTBYT, đề nghị các đơn vị có kế hoạch tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì và kiểm chuẩn TTBYT theo đúng định kỳ, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các TTB hư hỏng để đảm bảo chất lượng TTB phục vụ chuyên môn. Cần đầu tư mua sắm thêm từ nhiều nguồn như ngân sách, viện trợ, vốn tự có và xã hội hóa. Nếu chưa đưa TTBYT được trang cấp vào sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần báo cáo cho Sở Y tế để điều chuyển cho các đơn vị khác.

Quy định quản lý & sử dụng trang thiết bị y tế nêu rõ trách nhiệm của bộ phận TBYT và các khoa/phòng.

Tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như đào tạo và tái đào tạo liên tục cho nhân viên y tế vận hành trang thiết bị.

Có kế hoạch kiểm tra và thanh tra việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tại khoa/phòng sử dụng trang thiết bị.

Xây dựng danh mục trang thiết bị với đầy đủ thông tin và lịch sử hoạt động, bảo trì – sửa chữa.

Xây dựng quy trình bảo dưỡng - bảo trì & sửa chữa chung cho toàn chuỗi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí của bộ y tế, tiêu chuẩn JCI.

Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì rõ ràng cho tất cả các TTB theo định kỳ, cơ sở xây dựng kế hoạch dựa theo tần suất khuyến cáo của nhà sản xuất và tần suất hoạt động của TTB.

Đảm bảo chắc chắn 100% TTB được kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì đúng thời hạn.

Dự trù ngân sách cho sửa chữa, bảo dưỡng – bảo trì TTB hàng năm, đảm bảo kiểm soát mọi vấn đề và dự phòng được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành TTB.

Các TTB trong danh mục cần kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện cẩn thận ngay sau quá trình lắp đặt hoàn thành và tái hiệu chuẩn, kiểm định theo định kỳ. Đảm bảo TTB luôn ở trạng thái an toàn nhất cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế vận hành thiết bị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

2.1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Địa chỉ: số 19 Trần Quang Khải-Hồng Bàng Hải Phòng Điện thoại: 0225.7104.999 nhánh 5 - phòng HCQT

Cấp cứu 24/7: 0225.710.4999 nhánh 1 - Đường dây nóng: 0912.811.062

Email: benhvienphusan1978hp@gmail.com Website: benhvienphusannhaiphong.vn

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ-VX, ngày 31 tháng 01 năm 1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, tiền thân là khoa Sản – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng và Trạm Sinh đẻ kế hoạch thành phố. Đây là Bệnh viện chuyên khoa phụ sản địa phương được thành lập sớm nhất ở Miền Bắc sau ngày đất nước thống nhất.

Hơn 40 mươi năm qua, Bệnh viện đã không ngừng phát triển, đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình của thành phố Hải Phòng, cũng như các tỉnh lân cận, xứng đáng là Bệnh viện chuyên khoa phụ sản đầu ngành khu vực duyên hải Bắc Bộ.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

(Nguồn: Bệnh viện phụ sản Hải Phòng)

2.1.3. Kết quả hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện

Tổng nguồn thu Bệnh viện tăng đều qua các năm, năm 2018 so với năm 2017 tăng 144.252 triệu đồng tăng 49,39 %. Sau khi trang trải các nguồn chi phí trực tiếp và nộp ngân sách thì nguồn kinh phí còn lại và quỹ của đơn vị tăng qua 5 năm, năm 2016 là 76.684 triệu đồng, năm 2017: 93.982 triệu đồng, tăng 17.298 triệu đồng tăng 48,02% so với năm 2016, năm 2019, 2020 lần lượt đạt giá trị 149.000 triệu đồng và 156.500 triệu đồng. Bình quân nguồn kinh phí còn lại và quỹ của đơn vị trong giai đoạn 2016- 2021 đạt 123,055.60 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19.52%. Nguyên nhân của biến động trên là sự gia tăng lượt chữa bệnh từ bệnh nhân, cụ thể: Năm 2016 tổng số lượt bệnh nhân là 508,880 lượt, năm 2017 đến năm 2020 đạt giá trị lần lượt là: 510,020; 608,852; 658,923; 685,620. Tổng số lượt bệnh nhân đến khám bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 là 594,459 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7.74%

Góp phần vào việc tăng nguồn thu bệnh viện là nhờ đội ngũ cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn làm việc hăng say, nhiệt tình cùng với việc khai thác có hiệu quả một khối lượng lớn tài sản máy móc thiết bị hiện đại tại Bệnh viện. Trong giai đoạn 2016- 2021 tổng số bác sĩ y tá làm việc tại bệnh viện tăng từ 460 người vào năm 2016 lên 524 vào năm 2021. Biến động tăng này là do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và đảm bảo số lượng . Bên cạnh đó, số CBCC làm công tác tại các phòng chức năng hậu cần cũng tăng từ 80 người năm 2016 lên 92 người năm 2021 đạt mức tăng trưởng bình quân 3.56%.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020 Bình quân 5 năm

Tốc độ phát triển bình quân (%) 1.Tổng nguồn thu Tr đồng 78,136 96,560 144,252 151,460 167,704 127,622.40 121.04 - Thu phí, lệ phí Tr đồng 75,264 92,624 139,266 146,220 161,610 122,996.80 121.05 Thu hoạt động dịch vụ Tr đồng 2,754 3,770 4,580 4,810 5,000 4,182.80 116.08 Thu hoạt động khác Tr đồng 118 166 406 420 436 309.20 138.64

2.Chi trực tiếp từ tài khoản Tr đồng 1,392 2,458 4,838 5,080 5,336 3,820.80 139.92

3 .Chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi trừ chi phí trực tiếp

Tr đồng

76,744 94,102 139,414 146,396 151,780 121,687.20 118.59

4 .Nộp ngân sách Tr đồng 60 120 254 260 310 200.80 150.77

5. Bổ sung kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn và hoạt động quỹ Tr đồng 76,684 93,982 139,112 149,000 156,500 123,055.60 119.52 6. Tổng số bác sĩ, y tá Người 460 466 484 510 524 488.80 103.31 7. Tổng số CBCC Người 80 87 88 90 92 87.40 103.56 8. Tổng bệnh nhân Lượt 508,880 510,020 608,852 658,923 685,620 594,459.00 107.74 9. Tổng giường bệnh cái 485 509 610 650 690 588.80 109.21

2.2. Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng phụ sản Hải Phòng

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng y tế tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

2.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài

a. Các chính sách của Nhà nước đến công tác quản lý trang thiết bị Y tế

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương và địa phương nên việc đầu tư TTBYT và các công trình y tế được chú trọng, quan tâm hơn. TTBYT được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau giúp nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện; tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý, vận hành TTBYT cho các bệnh viện trong cả nước, trong đó có bệnh viện phụ sản Hải Phòng. Ngày 15/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đây là hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý TTBYT đáp ứng nhu cầu hiện nay và hội nhập quốc tế, khu vực.[16,tr 35] Đây là khung pháp lý giúp bệnh viện phụ sản Hải Phòng nắm rõ các quy định, xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực TTBYT; đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư và tăng cường quản lý, khai thác sử dụng TTBYT, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

b. Sự tiến bộ về khoa học, công nghệ của máy móc thiết bị

Những năm vừa qua, nền kinh tế đất nước có nhiều phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên kéo theo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tăng cao. Đồng thời, việc mở cửa, hội nhập sâu rộng về mọi mặt với thế giới và khu vực, cộng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đã tạo cơ hội để các TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam một

cách nhanh chóng, đa chủng loại, đa chuyên ngành, nhiều TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại (ví dụ như máy cộng hưởng từ, máy CT Scanner, máy chụp mạch,...). Nhờ vậy, bệnh viện phụ sản Hải Phòng được tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, tiên tiến, giảm thiểu rủi ro và tác dụng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

c. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ-VX, ngày 31 tháng 01 năm 1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, tiền thân là khoa Sản – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng và Trạm Sinh đẻ kế hoạch thành phố. Với truyền thống là Bệnh viện chuyên khoa phụ sản địa phương được thành lập sớm nhất ở Miền Bắc sau ngày đất nước thống nhất, đến nay bệnh viện phụ sản Hải Phòng luôn là địa chỉ uy tín cho người dân, chính vì vậy nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng cao. Đầu tư, mua sắm thêm TTBYT và không ngừng nâng cao chất lượng KCB là một tất yếu của bệnh viện phụ sản Hải Phòng

2.2.1.2. Các nhân tố bên trong

a. Chủng loại trang thiết bị Y tế được trang bị sử dụng

Do có những TTBYT đặc thù mà có các khoa trong bệnh viện có thể cùng sử dụng. Bởi vậy, việc sắp xếp các TTBYT trong bệnh viện sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của các khoa hiện nay trong điều kiện TTBYT mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của việc KCB là tương đối khó. Hiện nay, để thực hiện cho công tác quản lý, bệnh viện đã phân loại TTBYT theo nội dung chuyên môn của y học để phân ra 10 nhóm TTBYT như sau:

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh gồm một số thiết bị tiêu biểu như: Máy chụp X - Quang các loại, máy siêu âm . . .

Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý gồm các thiets bị tiêu biểu: Máy điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não....

Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm: máy đếm tế bào, máy ly tâm.... Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: máy thở, máy gây mê, máy theo dõi, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy, máy tạo nhịp tim, máy sốc tim,

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu: điện phân, laser trị liệu, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại…

Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, ...

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng: tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, máy đo công năng phổi, đo thính giác, thiết bị cường nhiệt,...

Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông: máy dò huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi....

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình: nhiệt kế điện tử, máy chạy khí dung, huyết áp kế điện tử, điện tim....

Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế: bệnh viện quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, khu xử lý nước thải....

b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ sử dụng trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện

Trong quá trình quản lý TTBYT, trình độ cán bộ tham gia công tác này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về TTBYT bệnh viện chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng cho chức danh này còn hạn chế. Hiện tại nhân lực của Phòng VT-TBYT có 15 người. Nguồn nhân lực hiện tại của phòng hiện đang rất thiếu và trình độ chuyên môn rất hạn chế, chỉ có 05 kỹ sư còn lại là đại học và kỹ thuật viên. Ở mỗi khoa đều có cán bộ phụ trách riêng về TTBYT của khoa. Tuy nhiên, 100% số cán bộ này là kiêm nhiệm

(vừa làm công tác văn phòng khoa lại vừa phụ trách tiếp nhận, thống kê, kiểm tra TTBYT trong quá trình sử dụng). Do đó chất lượng công tác quản lý TTBYT ở từng khoa trong bệnh viện hiện nay vẫn còn hạn chế. Đây là một trong những trở ngại cho một bệnh viện lớn như bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong công tác quản lý TTBYT. Bởi vậy, nhằm hoàn thiện công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện, trong thời gian tới lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp vào bộ phận này.

c. Chiến lược phát triển của bệnh viện

Bệnh viện đã bước đầu trú trọng đến công tác quản lý TTBYT cụ thể: Đào tạo đội ngũ vận hành thiết bị theo chỉ định của nhà thầu cung cấp trang thiết bị. Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị y tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị y tế. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh viện, góp phần tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chung của bệnh viện

2.2.2. Thực trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

TTBYT là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Việc quản lý TTBYT phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, còn phải tuân thủ các quy định của nhà sản xuất và quy định của pháp luật về quản lý TTBYT.

Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn bệnh viện, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế. Mặt khác, TTBYT lại có đặc thù là chủng loại đa dạng với hàng nghìn loại, thế hệ công nghệ luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Do đó, việc chọn cách phân loại các TTBYT để

theo dõi và quản lý là cần thiết để đảm bảo công tác quản lý TTBYT đạt hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp phân loại các TTBYT như theo mức độ rủi ro, theo tính năng sử dụng, theo nội dung chuyên môn của y học,.. Và một trong những phương pháp Bệnh viện lựa chọn để tiến hành quản lý TTBYT tại đơn vị là dựa vào nội dung chuyên môn của y học để phân ra 10 nhóm TTBYT như sau:

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh gồm một số thiết bị tiêu biểu như: Máy chụp X - Quang các loại, máy siêu âm . . .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)