phụ sản Hải Phòng
phụ sản Hải Phòng
2.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài
a. Các chính sách của Nhà nước đến công tác quản lý trang thiết bị Y tế
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương và địa phương nên việc đầu tư TTBYT và các công trình y tế được chú trọng, quan tâm hơn. TTBYT được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau giúp nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện; tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý, vận hành TTBYT cho các bệnh viện trong cả nước, trong đó có bệnh viện phụ sản Hải Phòng. Ngày 15/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đây là hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý TTBYT đáp ứng nhu cầu hiện nay và hội nhập quốc tế, khu vực.[16,tr 35] Đây là khung pháp lý giúp bệnh viện phụ sản Hải Phòng nắm rõ các quy định, xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực TTBYT; đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư và tăng cường quản lý, khai thác sử dụng TTBYT, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
b. Sự tiến bộ về khoa học, công nghệ của máy móc thiết bị
Những năm vừa qua, nền kinh tế đất nước có nhiều phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên kéo theo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tăng cao. Đồng thời, việc mở cửa, hội nhập sâu rộng về mọi mặt với thế giới và khu vực, cộng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đã tạo cơ hội để các TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam một