So sánh giao dịch bảo đảm của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. So sánh giao dịch bảo đảm của một số nước trên thế giới và Việt Nam

Qua nghiên cứu pháp luật của Pháp và Thái Lan có thể nhận thấy pháp luật Việt

Nam trong thời gian tới khi có sửa đổi BLDS về chế định thế chấp có thể tham khảo

pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới, trong đó có pháp luật của Pháp và Thái Lan:

Thứ nhất, về tài sản thế chấp

Pháp luật của Thái Lan cho phép dùng tài sản của người thứ ba để mang đi thế

chấp. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tài sản mang đi thế chấp

phải thuộc sở hữu của bên thế chấp.Điều này là chưa phù hợp bởi lẽ một trong những

nguyên tắc được pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận là nguyên tắc tự định đoạt. Thế

chấp là một hợp đồng dân sự, do đó việc thỏa thuận của các bên không vi phạm điều

cấm của pháp luật cần phải được tôn trọng. Hơn nữa, quy định này cũng không hoàn toàn thống nhất với quy định về tài sản bảođảmđược quy định trong Nghịđịnh 163 về

giao dịch bảođảm: “Tài sản bảođảm do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu củangười thứ ba mà người này cam kết dùng tài sảnđó để bảođảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụđối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.Chính vì có quy định không thống nhất như vậy đã dẫn đến cách hiểu là nếu

dùng tài sản của người thứ ba để thế chấp thì đó là biện pháp bảo lãnh chứ không phải

thế chấp.Cách hiểu này cũng chưa thực sự chính xác, ví dụ như trong trường hợp một người cho người khác mượn tài sản và đồng ý cho việc dùng tài sản đó để thế chấp thì

đó không thể được hiểu là biện pháp bảo lãnh. Chính vì vậy, Điều 432 BLDS trong

thời gian tới nên quy định theo hướng sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc của người thứ ba nếu được người thứ ba đồng ý để bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp”.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam công nhận tất cả các loại tài sản dù là động sản

hay bất động sản, tài sản hiện có hay tài sản hình thành tỏng tương lai đều trở thành

đối tượng của thế chấp. Quy định này mang tính kahr thi và không đảm bảo được độ

an toàn cho chủ thể mang quyền trong thường hợp tài sản thế chấp là tài ản không đăng ký sở hữu. Trong trường hợp này, việc định đoạt, chuyển nhượng đối với tài sản

thế chấp là rất dễ dàng. Chính bởi vậy, việc công nhận cả những tài sản này cũng trở thành đói tượng của thế chấp không những không đảm bảo được quyền lợi của chủ thể

mang quyền mà còn có thể đem lại rủi ro cho những người được chuyển nhượng tài sản thế chấp. Về quy định này, pháp luật Việt Nam có thể tham khảo pháp luật của

Thái Lan, chỉ nên quy định bất động sản và những động sả có đăng ký quyền sở hữu

mới có thể trở thành đối tượng của thế chấp.

Thứ hai, về phạm vi bảođảm

Pháp luật của Pháp và Thái Lan đều xác định phạm vi bảo đảm bao gồm toàn bộ nghĩa vụ chính và phần phụ phát sinh như tiền lãi, tiền bồi thương thiệt hại, và còn bao gồm cả các chi phí cưỡng chế, chi phí tố tụng…Pháp luật Việt Nam cũng nên quy

định cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này. Nghĩa vụ cần được bảo đảm là nghĩa vụ

chính của bên có nghĩa vụ và những chi phí phát sinh từ nghĩa vụ chính hoặc do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra. Do đó, những chi phí phát sinh đó được xác định thuộc phạm vi bảo đảm là hoàn toàn phù hợp và sẽ đảm bảođược quyền

lợi chính đáng cho bên mang quyền. Chính bởi vậy, pháp luật Việt Nam ngoài nghĩa

vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Dân sự thì cũng

cần ghi nhận phạm vi bảo đảm bao gồm cả tiền phạt vi phạm, chi phí tố tụng, cưỡng

chế và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ nghĩa vụ chính.

Thứ ba, về xử lý tài sản bảođảm là quyền sử dụngđất

Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm nhà cửa mà người thế

chấp xây trên đất đó sau khi ký kết hợp đồng thế chấp.Đây là một dạng giao dịch diễn

ra phổ biến tại Việt Nam.Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể cách

thức xử lý trong trường hợp này. Qua nghiên cứu có thể nhận thấy pháp luật Thái Lan quy định về vấn đề này khá phù hợp, có thể là bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam đó là: “Trong bất kểtrường hợp nào, người nhận thế chấp có thểđem bán những

nhà cửađó cùng vớiđấtđai, những ngườiđó chỉ có thểđược thực hiện quyền ưu tiên

đối với số tiền thu được do bán đất”.

Thứtư, về thứ tựưu tiên thanh toán

Pháp luật của Pháp và Thái Lan đều quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Pháp luật Việt Nam cũng quy định về vấn đề này trong BLDS 2005 và Nghị định 163. Theo đó pháp luật Việt

Nam sẽ ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc theo thứ tự xác

lập giao dịch nếu giao dịch bảo đảm không có đăng ký. Tuy nhiên một vấn đề bất cập

sẽ này sinh nếu các giao dịch bảo đảm đều được đăng ký hoặc xác lập cùng một ngày.

Trong trường hợp này, để đảm bảo sự công bằng cho các chủ thể mang quyền, các nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo quy định của pháp luật Pháp tại Điều 2134 BLDS Pháp như sau: “Nếu có nhiều đăng ký được tiến hành cùng một ngày đối với cùng một

bấtđộng sản trên cơ sở những chứngthư quy định tạiđoạn 2 nhưng ngày, tháng của

những chứng thư này là như nhau, hoặc có nhiều đăng ký cùng tiến hành một ngày trên một bất động sản vì lợi ích của những người yêu cầu có quyền ưu tiên và được

bảođảm bằng thế chấp quy định tạiđoạn 3, thì các đăng ký này có giá trịnhư nhau dù thứ tự trong sổđăng ký nêu trên như thế nào”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)