3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. kiến đánh giá của cán bộ chuyên môn
3.3.1.1. Thuận lợi
- Phần lớn công chức, viên chức thực hiện công tác này có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, tinh thần, thái độ làm việc tích cực, có ý thức trách nhiệm trong công việc nên tạo được sự hài lòng của người dân
- Thực hiện việc niêm yết công khai các quy định về trình tự, thủ tục, hồsơ, phí, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tìm hiểu về thủ tục đăng ký.
3.3.1.2. Khó khăn
- Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành vềđăng ký GDBĐ còn phân tán ở nhiều
văn bản luật, chưa tập trung, thiếu đồng bộ như: quy định về quyền sử dụng đất do Luật Đất đai năm 2003 quy định; quy định về nhà ở do Luật Nhà ởquy định; quy định vềđăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lại được quy định trong BLDS năm 2005... do vậy rất khó thực hiện
- Điều kiện về cơ sở vật chất, kho lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo, diện tích làm việc chật hẹp đã ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công việc
- Thiếu quy định về việc kết nối dữ liệu và chia sẻ thông tin về tài sản thế chấp giữa cơ quan đăng ký, cơ quan công chứng, cơ quan thi hành án và tòa án
- Người dân chưa hiểu hết được sự cần thiết của việc đăng ký giao dịch bảo
đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai
nên việc giải thích, tiếp nhận hồ sơ của cán bộ văn phòng nhiều lúc phải kéo dài thời
gian đểhướng dẫn người dân
- Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộgia đình, cá nhân còn manh mún..