Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân cốt lõi và vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra những hạn chế cụ thể:

- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Trong tiêu chí chi trả tiền DVMTR chưa có tiêu chí đánh giá đến chất lượng rừng cung ứng, do vậy trách nhiệm của chủ rừng trong quản lý bảo vệ rừng chưa cao và còn thụ động, ỷ lại vào cơ quan chức năng.

- Đến nay, chủ rừng vẫn chưa hiểu cụ thể cách thức xác định tiền chi trả hàng năm, xác định hệ số K cho từng lô rừng, phần lớn chủ rừng không nắm được trình tự thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR.

- Các bên liên quan chỉ mới tập trung nâng cao năng lực cho chủ rừng thông qua BQL rừng cộng đồng, nhóm hộ chứ chưa triển khai đầy đủ cho từng thành viên của chủ rừng.

- Thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR còn quá phức tạp với chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư.

- Ủy ban nhân dân xã còn thụ động trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Hạt Kiểm lâm vẫn đang là đơn vị lập thủ tục thanh toán cho nhóm chủ rừng hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư

- Năng lực, trình độ và kỹ năng của cộng đồng cũng là rào cản lớn trong quá trình thực hiện lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn huyện A Lưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)