Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân cốt lõi trong quá trình thực hiện ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân cốt lõi trong quá trình thực hiện ch

3.2.4.1. Thuận lợi

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR được điều chỉnh, thay đổi kịp thời, phù hợp với thực tiễn và được thể chế hóa tại Luật Lâm nghiệp năm 2017. Việc thể chế hóa các quy định về DVMTR trong Luật Lâm nghiệp đã thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc triển khai, thực thi chính sách chi trả DVMTR được thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục thanh toán tiền DVMTR cụ thể cho từng đối tượng chủ rừng, đồng thời Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã có những văn bản hướng dẫn lập thủ tục kịp thời khi các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR có sự thay đổi.

- Tiền chi trả DVMTR hàng năm được chi trả kịp thời cho các chủ rừng tạo động lực và phát huy hiệu quả quản lý bảo vệ rừng cho chủ rừng. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng.

- Quỹ BV&PTR tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn chủ rừng sử dụng kinh phí DVMTR, biên tập Sổ theo dõi quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại thôn/bản giúp cho cộng đồng, nhóm hộ các mẫu chứng từ để theo dõi ghi chép, góp phần sử dụng tiền DVMTR hiệu quả, minh bạch. Đồng thời hỗ trợ tích cực cho Hạt Kiểm lâm trong vai trò làm đầu mối chi trả; Cán bộ Quỹ BV&PTR năng động, nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR.

- Quỹ BV&PTR tỉnh đã xây dựng và vận hành bộ chỉ số giám sát, đánh giá trong chi trả DVMTR giúp cho Quỹ BV&PTR, hạt Kiểm lâm huyện, UBND xã và các bên liên quan đo lường và đánh giá được kết quả thực hiện chi trả DVMTR, đồng

thời xác định được những vấn đề tồn tại, đưa ra những giải pháp để chi trả DVMTR đạt hiệu quả hơn.

- Mạng lưới kiểm lâm viên địa bàn đã phủ đến tận xã, trình độ và năng lực và cơ sở vật chất của Hạt Kiểm lâm cũng như Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn đáp ứng được nhiệm vụ là đầu mối chi trả DVMTR.

- Hạt Kiểm lâm đã ứng dụng thành thạo công nghệ GIS và viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng làm cơ sở cập nhật bản đò chi trả dịch DVMTR hàng năm, giúp công tác xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư diễn ra được thuận lợi, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức.

- Với sự bùng nổ của công nghệ đã giúp cho phần lớn người dân trên địa bàn huyện A Lưới nói chung và các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư nói riêng sở hữu được điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet.

3.2.4.2. Khó khăn

- Toàn huyện có 198 chủ rừng là nhóm hộ và cộng đồng dân cư phân bổ trên 18/21 xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới, trong khi vai trò của UBND xã hỗ trợ thành lập/kiện toàn BQL rừng cũng như đốc thúc, kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ bảo vệ rừng của nhóm chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào sự tham mưu của Kiểm lâm địa bàn cấp xã trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR.

- Phần lớn nhóm chủ rừng hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ học vấn và năng lực còn hạn chế, có nhiều hộ gia đình không biết chữ nên việc lập hồ sơ chi trả DVMTR gặp nhiều khó khăn;

- Phần lớn chủ rừng thiếu thông tin về kế hoạch chi trả DVMTR hàng năm, cũng như chưa hiểu rõ bản chất của kinh phí chi trả DVMTR, chưa hiểu được cách áp dụng hệ số k thành phần theo trạng thái trữ lượng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn;

- Thủ tục thanh toán tiền DVMTR với nhiều mẫu, biểu còn khá phức tạp so với năng lực và sự hiểu biết của các chủ rừng;

- Việc lập hồ sơ chi trả được yêu cầu làm trên máy tính trong khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cùng với trình độ, năng lực sử dụng máy tính của chủ rừng hoàn toàn không có.

3.2.4.3 Nguyên nhân cốt lõi

Xác định năng lực, nguồn lực, kỹ năng và kiến thức của người dân là có hạn trong việc lập hồ sơ, thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR. Nên ngay từ những ngày đầu

46

triển khai chi trả tiền DVMTR Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, UBND xã để triển khai nhiều đợt truyền thông chính sách chi trả DVMTR, hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR đến tận chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư. Song nhóm chủ rừng này vẫn không thể thực hiện được do các nguyên nhân cốt lõi sau:

Một là: Một số chủ rừng hạn chế về năng lực, trình độ dẫn đến không hiểu trình tự lập hồ sơ thủ tục thanh toán theo yêu cầu; Một số chủ rừng lại thiếu kỹ năng, kiến thức và số liệu cần thiết để lập hồ sơ, thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR.

Hai là: Phần lớn chủ rừng trên địa bàn huyện là người đồng bào dân tộc thiểu số, khi thực hiện chính sách vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính quyền cũng như sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. Một số mang tâm lý chung của người Việt Nam là ngại làm các thủ tục hành chính.

Ba là: Thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR đã được Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế đơn giản hóa sau khi Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên, yêu cầu của việc lập thủ tục thanh toán vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ theo quy định tài chính hiện hành và yêu cầu đó dường như đang quá sức với người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)