Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.3. Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Thừa Thiên Huế

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tại theo Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày10/08/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. là một tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Đến 2015, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR của các lưu vực thủy điện A Lưới, Hương Điền, Bình Điền và được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Tiếp đó Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã hoàn thành các phương án chi trả DVMTR cho 3 nhà máy thủy điện này cho cả 2 năm 2014 và 2015 được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp triển khai chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng theo đúng tiến độ.

Trong quá trình này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định tạm thời như Quyết định số 951/QĐ-UBND ngày 09/05/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng tạm thời cho Quỹ, Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Ngoài diện tích rừng được chi trả theo lưu vực các nhà máy thuỷ điện, tỉnh Thừa Thiên Huế còn là địa phương đầu tiên trong cả nước tiến hành chi trả DVMTR theo lưu vực nguồn nước. Đến tháng 9/2015, Quỹ đã hoàn tất kết quả rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chi trả DVMTR năm 2015 cho lưu vực nguồn nước.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 10 tổ chức nộp tiền ủy thác chi trả DVMTR gồm: Nhà máy Thủy điện Hương Điền (Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Điền); Nhà máy Thủy điện Bình Điền (Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền); Nhà máy Thủy điện A Lưới (Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung); Nhà máy Thủy điện Thượng Lộ (Công ty cổ phần Thủy điện Thượng Lộ); Nhà máy Thủy điện A Roàng (Công ty dịch vụ điện lực miền Trung); Nhà máy Thủy điện Tả Trạch (Công ty cổ phần Thủy điện Bitexco Tả

Trạch); Nhà máy Thủy điện A Lin Thượng (Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú); Nhà máy Thủy điện A Lin B1 (Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú); Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 4 (Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 4); và Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng được Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế thu từ năm 2011 đến 2019 là 221 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả đến 2019 là 198 tỷ đồng.

14

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Về thời gian: Thực hiện chính sách chi trả DVMTR từ năm 2015 đến năm 2019.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các cơ quan ban ngành tham gia thực hiện chi trả DVMTR: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan.

- Chủ rừng là các nhóm hộ, cộng đồng dân cư đại diện cho các lưu vực được chi trả DVMTR trên địa bàn huyện:

+ Lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng: Xã A Roàng, Hồng Hạ, Sơn Thủy; + Lưu vực thủy điện A Lưới: Xã Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 đến nay;

- Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân cốt lõi trong tiến trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Phân tích vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR “từ chính sách đến thực tiễn”;

- Phân tích nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thu thập được dữ liệu cho nghiên cứu này, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như thu thập số liệu thứ cấp, thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu và điều tra hộ gia đình, cụ thể:

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tình số liệu thứ cấp được thực hiện tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan và thông tin từ sách báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố.

Số liệu thu thập bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tổng quan về tình hình giao rừng tự nhiên và thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện A Lưới.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng các công cụ sau:

(1) Thảo luận nhóm:

Được tiến hành đối với 12 ban quản lý rừng cộng đồng tại xã A Roàng và xã Nhâm, 50 ban quản rừng nhóm hộ tại các xã Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Hạ, Hương Phong, Sơn Thủy để phân tích, làm rõ các nội dung sau:

- Mức độ tham gia, mức độ hiểu biết về lập hồ sơ thủ tục chi trả DVMTR; - Kế hoạch chi trả tiền DVMTR hàng năm và tiến trình thực hiện chi trả; - Đơn vị hỗ trợ chi trả DVMTR;

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; - Đề xuất các giải pháp.

(2) Phỏng vấn thành viên các ban quản lý rừng:

Được tiến hành với 60 hộ gia đình là thành viên các ban quản lý rừng cộng đồng và 150 hộ gia đình là thành viên của Ban quản lý rừng nhóm hộ để phân tích sự hiểu biết về diện tích rừng được giao, diện tích rừng được chi trả DVMTR, kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR, hồ sơ thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR…Phiếu phỏng vấn hộ gia đình bao gồm các phần chính sau:

- Thông tin cơ bản của hộ gia đình;

- Nhận thức của hộ gia đình về chính sách chi trả DVMTR;

- Sự tham gia trong quá trình lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR - Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; - Đề xuất các giải pháp.

(3) Phỏng vấn sâu:được tiến hành với đại diện Hạt kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan, cán bộ Kiểm lâm địa bàn…

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu (1) Tổng hợp số liệu (1) Tổng hợp số liệu

- Rà soát tổng quan dữ liệu chi trả DVMTR cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng trên địa bàn huyện;

- Thu thập các báo cáo đánh giá hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đã tiến hành trên địa bàn nhằm thu thập thông tin bổ trợ;

16

- Đề xuất phương pháp chọn mẫu cho từng đối tượng chủ rừng: hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng và lên kế hoạch phỏng vấn;

- Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn cho từng đối tượng: phiếu phỏng vấn, sơ đồ thảo luận nhóm, bảng kiểm tra…

- Tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả sử dụng các ứng dụng phân tích định tính, định lượng.

- Trình bày kết quả tóm lược ở các buổi tọa đàm lấy ý kiến cấp huyện, cấp xã

(2) Xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc tham vấn ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này nặng về hướng định tính.

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn chủ rừng, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

A Lưới là huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000'57'' đến 16027’30'' vĩ độ Bắc và từ 10700'03’ đến 107030'30'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); - Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; - Phía Tây giáp Quốc gia Lào.

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; Có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.

18

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20- 250. Kiểu địa hình núi trung bình và núi thấp là chủ yếu, được chia chắt bởi thượng của 5 con sông lớn. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC.

- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

- Một số đặc điểm thời tiết nguy hiểm:

Địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:

Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 10 trong năm đến tháng 3 năm sau, đặc điểm loại gió này kèm theo mưa, lạnh, nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao.

Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện vào mùa hè, thường từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, đặc điểm loại gió này thường khô nóng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, thường gây ra hạn hán và cháy rừng.

20

Bão: Thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng từ 4-6 cơn bão.

Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm, cần huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội miền núi, gắn với quyền lợi và lợi ích chính đáng của người dân nhận rừng

3.1.1.4. Thủy văn

A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Hữu Trạch. Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại. Nhìn chung nguồn nước ở các sông chính tương đối dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên quy mô lớn nếu như hệ thống thủy lợi được đầu tư phù hợp.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

a. Hiện trạng đất đang sử dụng

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 122.463,60 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,13% tổng diện tích tự

nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, chiếm 4,08% tổng diện tích tự

nhiên. Bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

- Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,78%

diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.

Hình 3.2 . Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện A Lưới

b. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích của huyện; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên

địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông, sông Bồ.

Nguồn nước ngầm. Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua

khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng 15.489,10 ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha, đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 75,04%. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v. và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

93,13% 4,08%

2,79%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25)