Bên cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Bên cung ứng dịch vụ

Chi trả DVMTR đã tạo cơ hội và gắn kết chủ rừng tham gia QLBVR và có những cải thiện nhất định về thu nhập từ công tác quản lý và bảo vệ rừng. Tiền chi trả DVMTR phần lớn được các chủ rừng sử dụng cho hoạt động tổ chức quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ rừng của họ còn nhiều thách thức.

Trong quá trình lập hồ sơ thanh toán chi phí chi trả DVMTR, theo lý thuyết thì chủ rừng phải là đơn vị lập hồ sơ thanh toán. Tuy nhiên, qua thực tế cũng như thảo luận nhóm với 12 Ban quản lý rừng cộng đồng, 50 ban quản lý rừng nhóm hộ và tiến hành phỏng vấn 210 hộ gia đình là thành viên của các Ban quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ trên thuộc các xã A Roàng, Hương Phong, Hồng Thượng, Hồng Thái, Nhâm, Sơn Thủy và Hồng Hạ cho kết quả như sau:

48

Bảng 3.8. Mức độ tham gia và hiệu quả của bên cung ứng DVMTR

TT Nội dung Mức độ tham gia Hiệu quả

Thụ động Chủ động Ít chưa

1 Hiểu biết về thủ tục X X

2 Lập thủ tục thanh toán X X

3 Lập kế hoạch tuần tra X X

4 Tuần tra bảo vệ rừng X X

5 Quản lý sử dụng tiền X X

6 Tính lan tỏa trong

cộng đồng X X

7 Sự phối hợp với các bên

liên quan khác X X

Nguồn: Thảo luận nhóm, 2020

Bảng 3.9: Thống kê năng lực của bên cung ứng DVMTR

TT Nội dung

Ban quản lý rừng

cộng đông, nhóm hộ Hộ thành viên

không không

1 Biết về thủ tục thanh toán 21 41 0 210

2 Tự lập được thủ tục thanh toán 0 62 0 210

3 Tự Lập kế hoạch tuần tra BVR 60 2 148 62

4 Tuần tra bảo vệ rừng 62 0 200 10

Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2020

Với kết quả tại bảng 3.8bảng 3.9 có thể thấy rằng: Các ban quản lý rừng phần lớn thụ động, không nắm được trình tự thủ tục lập hồ sơ thanh toán, cùng với năng lực thực tại của phần lớn chủ rừng trên địa bàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ học vấn còn hạn chế, một số hộ gia đình không biết chữ, một số chủ rừng thiếu kỹ năng, kiến thức và số liệu cần thiết nên hoàn toàn không thể tự lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR cho mình. Qua kết quả điều tra 62 Ban quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ và 210 hộ gia đình thành viên cho thất năng lực trong việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của của nhóm chủ rừng là Cộng đồng và nhóm chủ rừng là nhóm hộ không có sự khác biệt lớn và gần như tương đồng nhau.

Thực tế cho thấy phần lớn chủ rừng đã chủ động trong xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, tổ chức lực lượng tuần tra bảo vệ rừng. Nhưng việc sử dụng tiền DVMTR chưa thật sự đi đôi với với việc nâng cao chất lượng rừng cung ứng. Chủ rừng chưa thật sự hiểu Chính sách chi trả DVMTR là một loại dịch vụ mà chính họ với vai trò là người bán dịch vụ, còn các nhà máy thủy điện, công ty nước sạch – bên sử dụng dịch vụ là bên mua dịch vụ.

Do vậy, đến nay việc lập hồ sơ chi trả DVMTR để đảm bảo tính chặt chẽ của nguyên tắc Tài chính theo như quy định thì Cán bộ Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế, Kiểm lâm địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới và chính quyền các xã phải hỗ trợ rất nhiều trong việc lập hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)