Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

(1) Tổng hợp số liệu

- Rà soát tổng quan dữ liệu chi trả DVMTR cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng trên địa bàn huyện;

- Thu thập các báo cáo đánh giá hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đã tiến hành trên địa bàn nhằm thu thập thông tin bổ trợ;

16

- Đề xuất phương pháp chọn mẫu cho từng đối tượng chủ rừng: hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng và lên kế hoạch phỏng vấn;

- Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn cho từng đối tượng: phiếu phỏng vấn, sơ đồ thảo luận nhóm, bảng kiểm tra…

- Tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả sử dụng các ứng dụng phân tích định tính, định lượng.

- Trình bày kết quả tóm lược ở các buổi tọa đàm lấy ý kiến cấp huyện, cấp xã

(2) Xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc tham vấn ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này nặng về hướng định tính.

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn chủ rừng, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

A Lưới là huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000'57'' đến 16027’30'' vĩ độ Bắc và từ 10700'03’ đến 107030'30'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); - Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; - Phía Tây giáp Quốc gia Lào.

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; Có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.

18

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20- 250. Kiểu địa hình núi trung bình và núi thấp là chủ yếu, được chia chắt bởi thượng của 5 con sông lớn. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC.

- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

- Một số đặc điểm thời tiết nguy hiểm:

Địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:

Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 10 trong năm đến tháng 3 năm sau, đặc điểm loại gió này kèm theo mưa, lạnh, nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao.

Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện vào mùa hè, thường từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, đặc điểm loại gió này thường khô nóng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, thường gây ra hạn hán và cháy rừng.

20

Bão: Thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng từ 4-6 cơn bão.

Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm, cần huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội miền núi, gắn với quyền lợi và lợi ích chính đáng của người dân nhận rừng

3.1.1.4. Thủy văn

A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Hữu Trạch. Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại. Nhìn chung nguồn nước ở các sông chính tương đối dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên quy mô lớn nếu như hệ thống thủy lợi được đầu tư phù hợp.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

a. Hiện trạng đất đang sử dụng

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 122.463,60 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,13% tổng diện tích tự

nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, chiếm 4,08% tổng diện tích tự

nhiên. Bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

- Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,78%

diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.

Hình 3.2 . Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện A Lưới

b. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích của huyện; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên

địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông, sông Bồ.

Nguồn nước ngầm. Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua

khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng 15.489,10 ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha, đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 75,04%. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v. và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

93,13% 4,08%

2,79%

22

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện A Lưới tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ cao lanh, đá xây dựng, vàng, nước khoáng nóng v.v.

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch

A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm trên địa phận xã Hồng Kim. Cách trung tâm huyện 30 km là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v.

Bên cạnh những tiềm năng du lịch thiên nhiên sinh thái hấp dẫn, A Lưới còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng ghi dấu các chiến công anh dũng của dân và quân A Lưới cùng cả nước. Toàn huyện có 72 di tích lịch sử, trong đó có 7 điểm di tích cấp quốc gia với những cái tên quen thuộc như sân bay A So, địa đạo A Đon, địa đạo Động So, đồi A Biah, đường Hồ Chí Minh huyền thoại v.v.

A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng v.v.

3.1.3. Kinh tế xã hội

Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là: Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng. Thị trấn A Lưới là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất đang ở mức 10,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2019 đạt 1.245 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nông

lâm ngư nghiệp 482 tỷ đồng, chiếm 38,7%; công nghiệp - xây dựng 382 tỷ đồng, chiếm 30,7%; dịch vụ 381 tỷ đồng, chiếm 30,6%.

3.1.3.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây mùa vụ 5.927 ha, tổng sản lượng lương

thực có hạt đạt 18.400 tấn/năm; Trồng 100 ha giống lúa Ra dư và xây dựng nhãn hiệu “Gạo Ra Dư A Lưới” ; Diện tích cao su 1.235,1 ha, diện tích chuối 193 ha, Chất lượng hoa Tulip, Lyly đã dần trở thành hàng hóa, được các thị trường Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng tiêu thụ. Các mô hình trồng bơ, với quy mô 1,5 ha; mít Thái 05 ha phát triển khá tốt; Triển khai mô hình chuỗi liên kết Nếp than theo hướng hữu cơ với diện tích 02 ha.

Chăn nuôi và Thủy sản - Thủy lợi: Tổng đàn gia súc 43.545 con. Tổng đàn gia

cầm 357.250 con; Diện tích nuôi trồng thủy sản 242 ha; Triển khai phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện và xây dựng mô hình và theo dõi quá trình sinh trưởng cá Tầm tại Hồng Kim với quy mô thả 500 con thử nghiệm.

Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng kinh tế trên địa bàn huyện 14.473,82 cho giá

trị thu nhập bình quân ước khoảng 50-55 triệu đồng/ha, cùng với trên 20.278,90 ha rừng tự nhiên đã giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư và trên 12.604,07 ha rừng tự nhiên được giao khoán cho cộng đồng dân cư bảo vệ rừng và được hưởng các chính sách lâm nghiệp hiện hành như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 02 năm 2012, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng và Nghị định số 75/2015/NĐ- CP, ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng găn với chính sachs giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Bên cạnh đó các dự án như: Dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2" (Dự án BCC) do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ; Dự án dự trữ Cacbon và Bảo tồn đa dạng sinh học – CarBi do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua WWF - Việt Nam, Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ …. đã từng bước hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên cho người dân trên địa bàn. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 75,04%.

3.1.3.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chủ yếu là hoạt động của sản xuất điện, cấp nước. Các ngành nghề thủ công như rèn, mộc, nề, đan lát, chổi đót; nghề mới như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản và nghề truyền thống như dệt thổ cẩm truyền thống từng bước được khôi phục và phát

24

triển. Có 65 cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ, tuy nhiên quy mô còn nhỏ mang tính chất hộ gia đình, doanh thu hàng năm của mỗi cơ sở từ 45 - 50 triệu đồng.

Vải Dèng huyện A Lưới đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm trên chất liệu vải Dèng truyền thống huyện A Lưới. Ban hành Kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019.

3.1.3.3. Thương mại - Dịch vụ

Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)