Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

A Lưới là huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000'57'' đến 16027’30'' vĩ độ Bắc và từ 10700'03’ đến 107030'30'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); - Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; - Phía Tây giáp Quốc gia Lào.

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; Có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.

18

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20- 250. Kiểu địa hình núi trung bình và núi thấp là chủ yếu, được chia chắt bởi thượng của 5 con sông lớn. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC.

- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

- Một số đặc điểm thời tiết nguy hiểm:

Địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính:

Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 10 trong năm đến tháng 3 năm sau, đặc điểm loại gió này kèm theo mưa, lạnh, nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao.

Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện vào mùa hè, thường từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, đặc điểm loại gió này thường khô nóng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, thường gây ra hạn hán và cháy rừng.

20

Bão: Thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện A Lưới chịu ảnh hưởng từ 4-6 cơn bão.

Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm, cần huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội miền núi, gắn với quyền lợi và lợi ích chính đáng của người dân nhận rừng

3.1.1.4. Thủy văn

A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Hữu Trạch. Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại. Nhìn chung nguồn nước ở các sông chính tương đối dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên quy mô lớn nếu như hệ thống thủy lợi được đầu tư phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)