Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.1. Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Việc triển khai chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện với hình thức chi trả gián tiếp thông qua Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế, tức là bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đóng vai trò rất quan trong trong việc huy động tài chính, phân phối và giám sát nguồn thu - chi cho các đầu mối chi trả DVMTR.

Đơn vị quản lý, sử dụng tiền DVMTR gồm: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Chủ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện được giao quản lý diện tích rừng có cung ứng DVMTR nhưng chưa có chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã) và làm đầu mối thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa phương. Việc sử dụng tiền DVMTR được thực hiện cụ thể như sau:

26

lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của đơn vị. Trường hợp chủ rừng có khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được trích 10% tổng số tiền DVMTR chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng DVMTR Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định.

- Hạt Kiểm lâm huyện: có 02 nguồn tiền gồm:

+ Quản lý diện tích rừng có cung ứng DVMTR nhưng chưa có chủ (Ủy ban nhân dân cấp xã): Được trích 10% tổng số tiền DVMTR chi trả cho diện tích rừng khoán bảo vệ nêu trên để chi cho công tác quản lý các khu rừng cung ứng DVMTR Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý được chủ rừng chi trả cho bên nhận khoán theo quy định. + Làm đầu mối thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư. Chi phí làm đầu mối được trích từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ BV&PTR tỉnh.

- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền chi trả DVMTR để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.

100 %

85%

Hình 3.3. Phân bổ nguồn kinh phí chi trả DVMTR

Bên sử dụng DVMTR Quỹ BV&PTR tỉnh (Trích 10% quản lý, 5% dự phòng) Bên cung ứng DVMTR Chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng (được hưởng 100% số tiền được nhận) Chủ rừng Nhà nước UBND xã - Hạt Kiểm lâm tổ chức giao khoán

(quản lý 10%, người nhận khoán 90%)

Tổ chức giao khoán Tổ chức giao khoán Trực tiếp tổ chức quản lý (hưởng 100%) Bên nhận khoán 90% Công tác quản lý 10% Bên nhận khoán 90% Công tác quản lý 10% Kinh phí cho đơn vị đầu mối chi trả cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng (6.000 đ/ha).

28

Trong những năm đầu triển khai chi trả, đơn giá chi trả DVMTR giữa các lưu vực thủy điện trên địa bàn huyện có sự chênh lệch quá lớn do nguồn thu từ việc kinh doanh điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán của từng công ty thủy điện là khác nhau hoặc do diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên từng lưu vực có sự chênh lệch, do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt kế hoạch chi trả bổ sung cho các chủ rừng tại lưu vực thủy điện Hương Điền A Roàng và Bình Điền có đơn giá chi trả DVMTR thấp cho các năm 2015 và 2016.

Bảng 3.1. Đơn giá chi trả DVMTR theo lưu vực thủy điện theo từng năm

Đơn vị tính: đồng/ha

T

T Năm

Lưu vực thủy điện

A Lưới Hương Điền – A Roàng Bình Điền

1 2014 574.722 86.336 53.000 2 2015 646.165 44.615 55.680 3 2016 738.543 122.632 60.038 4 2017 450.000 297.728 297.728 5 2018 600.000 400.000 400.000 6 2019 600.000 400.000 400.000

Nguồn điều tra năm 2020

Bảng 3.2. Đơn giá chi trả DVMTR bổ sung theo lưu vực thủy điện theo từng năm Đơn vị tính: đồng/ha

TT Năm

Lưu vực thủy điện

Hương Điền – A Roàng Bình Điền

1 2015 55.385 44.320

3 2016 27.368 89.962

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch và an toàn trong quá trình chi trả tiền DVMTR, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện việc thanh toán cho các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)