Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Kinh tế xã hội

Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là: Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng. Thị trấn A Lưới là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất đang ở mức 10,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2019 đạt 1.245 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nông

lâm ngư nghiệp 482 tỷ đồng, chiếm 38,7%; công nghiệp - xây dựng 382 tỷ đồng, chiếm 30,7%; dịch vụ 381 tỷ đồng, chiếm 30,6%.

3.1.3.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây mùa vụ 5.927 ha, tổng sản lượng lương

thực có hạt đạt 18.400 tấn/năm; Trồng 100 ha giống lúa Ra dư và xây dựng nhãn hiệu “Gạo Ra Dư A Lưới” ; Diện tích cao su 1.235,1 ha, diện tích chuối 193 ha, Chất lượng hoa Tulip, Lyly đã dần trở thành hàng hóa, được các thị trường Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng tiêu thụ. Các mô hình trồng bơ, với quy mô 1,5 ha; mít Thái 05 ha phát triển khá tốt; Triển khai mô hình chuỗi liên kết Nếp than theo hướng hữu cơ với diện tích 02 ha.

Chăn nuôi và Thủy sản - Thủy lợi: Tổng đàn gia súc 43.545 con. Tổng đàn gia

cầm 357.250 con; Diện tích nuôi trồng thủy sản 242 ha; Triển khai phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện và xây dựng mô hình và theo dõi quá trình sinh trưởng cá Tầm tại Hồng Kim với quy mô thả 500 con thử nghiệm.

Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng kinh tế trên địa bàn huyện 14.473,82 cho giá

trị thu nhập bình quân ước khoảng 50-55 triệu đồng/ha, cùng với trên 20.278,90 ha rừng tự nhiên đã giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư và trên 12.604,07 ha rừng tự nhiên được giao khoán cho cộng đồng dân cư bảo vệ rừng và được hưởng các chính sách lâm nghiệp hiện hành như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 02 năm 2012, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng và Nghị định số 75/2015/NĐ- CP, ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Chính Phủ quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng găn với chính sachs giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Bên cạnh đó các dự án như: Dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2" (Dự án BCC) do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ; Dự án dự trữ Cacbon và Bảo tồn đa dạng sinh học – CarBi do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua WWF - Việt Nam, Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ …. đã từng bước hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên cho người dân trên địa bàn. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 75,04%.

3.1.3.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chủ yếu là hoạt động của sản xuất điện, cấp nước. Các ngành nghề thủ công như rèn, mộc, nề, đan lát, chổi đót; nghề mới như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản và nghề truyền thống như dệt thổ cẩm truyền thống từng bước được khôi phục và phát

24

triển. Có 65 cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ, tuy nhiên quy mô còn nhỏ mang tính chất hộ gia đình, doanh thu hàng năm của mỗi cơ sở từ 45 - 50 triệu đồng.

Vải Dèng huyện A Lưới đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm trên chất liệu vải Dèng truyền thống huyện A Lưới. Ban hành Kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019.

3.1.3.3. Thương mại - Dịch vụ

Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có biến động lớn về giá, hàng hóa phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, không có tình trạng khan hiếm nguồn hàng. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu của người tiêu dùng

3.1.3.4. Kinh tế tập thể - Hộ kinh doanh

Toàn huyện có trên 120 doanh nghiệp (thành lập mới 16 doanh nghiệp); 19 hợp tác xã đang hoạt động (thành lập mới 11 hợp tác xã). Hoạt động doanh nghiệp chủ yếu là lĩnh vực xây dựng; các hợp tác xã còn yếu, quy mô dịch vụ nhỏ, thiếu ổn định, năng lực cạnh tranh yếu, đa số các hợp tác xã chưa có trụ sở làm việc. Mới chỉ khoảng 50% số hợp tác xã hoạt động khá hiệu quả, còn lại là cầm chừng, hiệu quả sản xuất chưa rõ nét.

3.1.3.5. Nguồn nhân lực, Lao động, việc làm

Dân số toàn huyện 50.460 người gồm các dân tộc Pa-Kô, Tà ôi, Ka-Tu, Pa hy kinh và các dân tộc anh em khác cùng sinh sống trên địa bàn huyện. trong đó nam 25.212 người chiếm 49%, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm.

Công tác giải quyết việc làm, hướng dẫn tư vấn cho người lao động học nghề và tìm kiếm việc làm được thực hiện thường xuyên. Đã giải quyết việc làm trên 2.251 người, trong đó, lao động tại các tỉnh phía nam là 1.878 người, xuất khẩu lao động 65 người tại các thị trường lao động Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập Xê Út…

3.1.3.6. Văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ

Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được nâng lên . Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục, thể thao, điểm vui chơi cho trẻ, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư; hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao thể trạng và sức khỏe cho nhân dân.

Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai trên tất cả các trạm y tế xã, thị trấn. Có 100% người nghèo, đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Việc vận

động tham gia bảo hiểm y tế được chú trọng, người dân ngày càng nhận thức tầm quan trọng và tích cực tham gia, đến nay đã có 97,83% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt đề án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 12%, giảm 5% so với năm 2015. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh, đến nay, đã có 17/18 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Tỷ lệ huy động ra lớp đạt tỷ lệ cao (Nhà trẻ đạt 41,1%, mẫu giáo đạt 98,2%, tiểu

học đạt 99,5%, THCS đạt 95%, THPT hoặc tương dương đạt 78,1%). Tích cực đổi mới

toàn diện giáo dục và đào tạo, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, hàng năm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng từ 1,5 đến 2%; tỷ lệ học sinh yếu kém giảm từ 0,5 đến 1%. Công tác phổ cập đạt kết quả cao, huyện A Lưới được công nhận: Phổ cập mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức 3, phổ cập THCS mức 2 và xóa mù chữ mức 2. Toàn huyện có 28 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Hoạt động khoa học công nghệ có nhiều bước chuyển biến tích cực. Vải Dèng huyện A Lưới đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể; đang trình công nhận nhãn hiệu tập thể đối với Gạo Ra dư; thực hiện thành công dự án “Thử nghiệm sản xuất giống, nuôi trồng hoa LyLy và hoa TuLip trong hệ thống nhà kính”. Các hoạt động khoa học công nghệ thực hiện thường xuyên.

(Nguồn Niên giám thông kê huyện A Lưới, năm 2018)

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)