Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Các giải pháp cụ thể

3.5.2.1. Về chính sách

Một là: Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia thực thi chính sách chi trả DVMTR. Ví dụ: hạt Kiểm lâm ngoài nhiệm vụ được giao cần giao thêm nhiệm vụ cụ thể trong thực thi chính sách là chủ trì kiểm tra, giám sát việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng; UBND xã xây dựng các mô hình phát triển sinh kế hiệu quả gắn với việc sử dụng tiền DVMTR; Đối với bên sử dụng dịch vụ cần tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng dịch vụ; Đối với chủ rừng không thực hiện tốt trách

nhiệm của mình để rừng bị phá, bị khai thác trái phép cần gia hạn thời gian chi trả từ 03 – 06 tháng hoặc 12 tháng.

Hai là: Cần quy định các điểm trừ tính vào hệ số K thành phần là mức độ rừng bị tác động để đánh giá khi chủ rừng để xảy ra tình trạng rừng bị khai thác trái phép trên từng lô rừng được giao quản lý.

Ba là: Với nhiệm vụ được giao và kinh phí hiện hưởng, cần bổ sung thêm nhiệm vụ làm đầu mối lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR cho Quỹ BV&PTR cấp tỉnh khi chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư không thể tự thực hiện được.

Bốn là: Quy định hỗ trợ kinh phí cụ thể từ Quỹ BV&PTR đối với Hạt Kiểm lâm huyện, Ủy ban nhân dân xã khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; Xây dựng bản đồ chi trả DVMTR và Xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR của chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư.

3.5.2.2. Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Một là: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương và các bên có liên quan nhằm tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR bằng các hình thức và nội dung thiết thực nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng trong các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể, các đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng được chi trả tiền DVMTR. Các hình thức tuyên truyền nên đa dạng, phong phú, dễ hiểu gắn với đời sống của nhân dân và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để họ hiểu được vai trò cũng như những lợi ích mình sẽ nhận được. Các hoạt động này cũng nên được tổ chức thường xuyên. Đồng thời, tăng cường hướng tổ chức tập huấn, hướng dẫn chủ rừng thực hiện thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR đến khi các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư có thể thực hiện thành thạo. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tiếp tục nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát cho cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR của Hạt Kiểm lâm và UBND xã nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại địa phương.

Hai là: Đơn giản hóa thủ tục thanh toán tiền DVMTR trên cơ sở:

(1) Kết quả theo dõi DBTNR hàng năm và bản đồ chi trả DVMTR cho hạt Kiểm lâm phối hợp lập;

(2) Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế lập cơ sở dữ liệu để tính toán tổng diện tích quy đổi cho từng chủ rừng, đồng thời thông báo kết quả đến từng chủ rừng gồm: diện tích rừng cung ứng, diện tích rừng sau quy đổi theo hệ số K và đơn giá theo lưu vực trong năm sau khi việc xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR do Hạt Kiểm lâm huyện tổng hợp hoàn thành.

56

(3) Chủ rừng lập giấy đề nghị thanh toán trên cơ sở thông báo kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường của Quỹ BV&PTR và xây dựng kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR của chủ rừng.

Ba là: Nghiên cứu áp dụng thanh toán chi trả tiền DVMTR bằng hình thức chi trả trực tuyến trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục như trên. Bởi hầu hết các chủ rừng đều sở hữu, sử dụng được điện thoại thông minh và có kết nối internet một cách thành thạo

Bốn là: Trước mắt, khi chưa thể thực hiện được các giải pháp hai và ba trên cần có phương án tăng kinh phí hỗ trợ cho đơn vị làm đầu mối chi trả tại địa phương. Qua khảo sát, phần lớn chủ rừng đồng ý trích từ 2% đến 3% kinh phí họ được nhận để Hạt Kiểm lâm huyện lập thay thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR.

3.5.2.3. Đối với Hạt Kiểm lâm

Hạt Kiểm lâm với nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý, cần thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ sau:

Một là: Rà soát, kiện toàn lại Ban quản lý rừng để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý điều hành trong các cộng đồng, nhóm hộ. Tăng cường phối hợp với các bên có liên quan để truyền thông, tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến chính sách chi trả DVMTR nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở, chủ rừng và người dân địa phương.

Hai là: Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kế hoạch quản lý bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng.

Ba là: Tiếp tục sử dụng hiệu quả công nghệ GIS và viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm xác định chính xác diện tích rừng được chi trả DVMTR hàng năm.

Bốn là: Triển khai hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Quyết định số 62/2019/QĐ- UBND ngày 07/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc ban hành quy chế quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.5.2.4. Đối với Uỷ ban nhân dân xã

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:

Một là: Có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ cho người dân các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các nội dung liên quan đến chính sách chi trả DVMTR.

Hai là: Chủ động theo dõi, hướng dẫn, giám sát, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng cộng đồng; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện để hỗ trợ cho các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng đồng dân cư thực thi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng.

Ba là: Tăng cường kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng của chủ rừng, đồng thời tìm kiếm các mô hình phát triển sinh kế hiệu quả trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh nhằm khuyến khích chủ rừng sử dụng kinh phí chi trả DVMTR lồng ghép với các nguồn hỗ trợ khác để tham gia phát triển sản xuất gắn với diện tích rừng giao tạo công ăn việc làm từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng, tăng thêm thu nhập và bảo vệ rừng bền vững.

3.5.2.5. Đối với chủ rừng

Một là: Thành lập hoặc liên kết với các chủ rừng khác trong địa phương để thành lập 01 nhóm hỗ trợ có kỹ năng, kiến thức và có thể dễ dàng tiếp cận với thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR được quy định như hiện nay. Đồng thời mua sắm trang thiết bị phục vụ cần thiết như máy vi tính, máy in, mạng internet…

Hai là: Khi không thể thành lập nhóm hỗ trợ thì đề xuất UBND xã, hạt Kiểm lâm huyện hoặc Quỹ BV&PTR tỉnh đứng ra thuê giúp 01 đơn vị tư vấn lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR, kinh phí hai bên tự thỏa thuận.

Ba là: Với vai trò là bên bán dịch vụ, chủ rừng cần thiết phải xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ rừng được giao một cách hiệu quả, đồng thời có phương án làm giàu rừng từ kinh phí chi trả DVMTR để ngày càng nâng cao giá trị, chất lượng dịch vụ được cung cấp.

58

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, có thể đi đến một số kết luận sau.

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, đến nay chính sách chi trả DVMTR đã thực sự đi vào đời sống của người dân tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, tiền chi trả DVMTR là nguồn lực lớn tạo động lực để huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần giải quyết việc làm, ổn định định canh định cư, xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn tiền chi trả DVMTR được chi trả đúng đối tượng, rõ ràng, minh bạch.

Năng lực của nhóm chủ rừng hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều hạn chế, mặt dù chủ rừng đã chủ động trong công tác lập kế hoạch, tổ chức bảo vệ rừng, tuy nhiên hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng vẫn chưa thật sự rõ nét, một bộ phận vẫn còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Hạt Kiểm lâm và UBND xã.

Việc lập hồ sơ thanh toán tiền chi trả DVMTR được sự hỗ trợ tích cực từ Hạt kiểm lâm huyện và Ủy bân nhân dân xã, thông qua đó giúp Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế có cơ sở chi trả kịp thời cho chủ rừng, phương thức chi trả tiền DVMTR đa dạng.

Quỹ BV&PTR tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm và UBND huyện, UBND xã hướng dẫn chủ rừng sử dụng tiền chi trả DVMTR như thế nào cho đúng mục đích và có hiệu quả.

Điều kiện, kỹ năng, năng lực của chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện A Lưới chưa thể tự thực hiện được thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR.

Qua nghiên cứu, đề tài cũng đã phân tích vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR “từ chính sách đến thực tiễn” từ bên sử dụng DVMTR, bên cung ứng DVMTR và bên hỗ trợ thực thi chính sách chi trả DVMTR; Đề tài đã phân tích cácnhóm nhân tố ảnh hưởng đến đến quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR và Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại huyện A Lưới, cụ thể:

- Giải pháp về chính sách;

- Đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đối với hạt Kiểm lâm huyện;

4.2. KIẾN NGHỊ

4.2.1. Kiến nghị liên quan đến nghiên cứu

- Cần có nghiên cứu cụ thể hơn về quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bên tham gia trong tiến trình thực thi chính sách chi trả DVMTR giúp Quỹ BV&PTR, hạt Kiểm lâm huyện, UBND xã thực thi nhiệm vụ của mình tốt hơn nhằm hỗ trợ tích cực cho chủ rừng bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao, nâng cao chất lượng rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cần có nghiên cứu cụ thể về hệ số K thành phần là mức độ rừng bị tác động để đánh giá khi chủ rừng để xảy ra tình trạng rừng bị khai thác trái phép trên từng lô rừng được giao quản lý.

4.2.2. Kiến nghị liên quan đến kết quả phát hiện của đề tài

- Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR đến khi chủ rừng là nhóm hộ, cộng đồng dân cư có thể tự thực hiện được thủ tục thanh toán cho mình.

- Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR, cụ thể: Chủ rừng chỉ cần lập giấy đề nghị thanh toán tiền chi trả DVMTR.

- Trước mắt, giao cho Ủy ban nhân dân xã đứng ra thuê người có năng lực hoặc đơn vị tư vấn lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng, chi phí thuê hai bên tự thỏa thuận.

- Ủy ban nhân dân xã tìm kiếm các mô hình phát triển sinh kế hiệu quả trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh nhằm khuyến khích chủ rừng sử dụng kinh phí chi trả DVMTR lồng ghép với các nguồn hỗ trợ khác để tham gia phát triển sản xuất gắn với diện tích rừng giao tạo công ăn việc làm từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng, tăng thêm thu nhập và bảo vệ rừng bền vững.

- Hạt Kiểm lâm huyện rà soát, kiện toàn lại Ban quản lý rừng để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý điều hành trong các cộng đồng, nhóm hộ. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kế hoạch quản lý bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng.

- Chủ rừng cần thiết phải xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ rừng được giao một cách hiệu quả, đồng thời có phương án làm giàu rừng để ngày càng nâng cao giá trị, chất lượng dịch vụ được cung cấp.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 99/2010/NĐ- CP, ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. 2. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số

156/2018/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2018, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.

3. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân, Trung tâm con người và thiên nhiên, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương.

4. Ngô Tùng Đức, Trần Nam Thắng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quản lý rừng cộng

đồng hiệu quả - bài học từ các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Môi trường số 12 – 2015.

5. Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2005. (http://www.millenniumassessment.org)

6. Đỗ Trọng Hoàn, Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt

Nam, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và vai trò của Nhà nước. 7. Phạm Hồng Lượng, Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam: Thực trạng và

giải pháp.

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật nghiệp số 16/2017/QH14, ngày 15 tháng 11 năm 2017.

9. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Công văn 106/QBV&PTR- KHKT, ngày 10 tháng 6 năm 2019, hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

10. Tổng cục Lâm nghiệp, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Liên minh Đất rừng, Kỷ yếu Hội thảo chính sách “Đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương” 11. Phạm Thu Thủy, Lê Ngọc Dũng và ĐàoThị Linh Chi, Trung tâm Nghiên cứu

Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Kinh nghiệm Quốc tế.

12. Đào Hồng Vân , Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phân tích

kết quả chi trả dịch vụ môi trường (PES) tại Việt Nam sau 10 năm thực hiện.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn Ban quản lý rừng

Họ và tên:………., tuổi:………..; Chức vụ:……….. Địa chỉ………

1. Ban quản lý rừng cộng đồng/nhóm hộ có bao nhiêu người:

- Thành phần: nam/nữ

- Dân tộc:…….

- Trình độ học vấn: ………… biết chữ; ……….. không biết chữ

(ghi số người biết và không biết chữ)

2. Tổng số thành viên trong cộng đồng/nhóm hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)