Thời kỳ từ năm 1921 đến năm 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam và tư tưởng dân

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 33)

bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam và tư tưởng dân vận

Thời kỳ này Hồ Chí Minh vừa tiếp tục hoạt động cách mạng, vừa đi sâu nghiên cứu tư tưởng Mác- Lênin, từng bước xây dựng tư tưởng, chiến lược, sách lược, phương pháp và lực lượng cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1921, Hồ Chí Minh cùng một số chiến sỹ cách mạng ở nhiều nước lập ra tổ chức “Hội Liên hiệp thuộc địa” và xuất bản báo Le Paria. Tháng 12/1921, theo kiến nghị của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa. Hồ Chí Minh được cử làm trưởng Tiểu ban nghiên cứu Đông Dương.

Năm 1923, trong bức "Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp” trước khi rời nước Pháp, Nguyễn ái Quốc viết: “Chúng ta phải làm gì?

Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta.

Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [43, tr.192]. Những lời của Người trong bức thư ngắn gọn nêu trên cho thấy tư tưởng, quan điểm của Người với những nội dung hết sức rõ ràng cụ thể về cuộc vận động quần chúng làm cách mạng, từ giáo dục, tuyên truyền, tổ chức, tập hợp lực lượng và thực hành tranh đấu. ở đây có hai điểm: 1) Phải gắn bó mật thiết với quần chúng, sống và tranh đấu cùng quần chúng; 2) Đoàn kết quần chúng.

*Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này định hướng cho cách mạng thuộc địa. Sự định hướng đó thể hiện ở chỗ: “Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản”. Đánh giá sức mạnh của nhân dân thuộc địa, Người viết:

Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn [43, tr.36].

Trong những năm 1925-1927, Hồ Chí Minh hoạt động Quảng Châu (Trung Quốc). ở đây, Ngườivận động, tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, ra báo Thanh niên và viết tác phẩm “Đường Kách mệnh”, mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ rồi đưa

họ về nước hoạt động. Trong “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh nói rõ mục đích “Vì sao phải viết sách này”. Người viết:

5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm thế nào?

6. Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng ! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần hai là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả.

Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh.

Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ “Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh !!! [44, tr.262].

Đây làcách đặt vấn đề xuất phát từ quan điểm thực tiễn rất tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm này là nền tảng của dân vận, của khoa học chính trị vận động quần chúng.

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” là ngọn cờ chỉ đạo; là bước chuẩn bị rất cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ 6/1 đến 7/2/1930, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể cách mạng Việt Nam như Thanh niên Cộng sản Đoàn, Hội Phụ nữ, Công hội, Hội Cứu tế đỏ, Hội Nông dân và Hội Phản đế đồng minh. Hội nghị Hợp nhất đã thông qua “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Chương trình tóm tắt của Đảng” và “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hồ Chí Minh khởi thảo là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Văn kiện này đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về nhiều vấn đề cơ bản nhất của cách mạng; trong đó có vấn đề dân vận.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Hồ Chí Minh còn viết "Lời kêu gọi"; trong đó, Hồ Chí Minh phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước và nêu lên đường lối, mục tiêu trước mắt và lâu dài của cách mạng Việt Nam, cổ vũ các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu ranh dưới ngọn cờ cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Như vậy, thông qua những tác phẩm như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”, “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, "Sách lược vắn tắt của Đảng", “Điều lệ vắn tắt của Đảng”, “Lời kêu gọi”, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng ra đời đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách

mạng Việt Nam và những tư tưởng, quan điểm, phương pháp vận động quần chúng của Người.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w