Từ năm 1930 đến năm 1945: tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh phát huy tác dụng tích cực đối với cách mạng Việt

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 33 - 35)

Hồ Chí Minh phát huy tác dụng tích cực đối với cách mạng Việt Nam

Trong những năm 1930 - 1940, do điều kiện khách quan, Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Lúc này, toà án thực dân, phong kiến ở Việt Nam kết án tử hình vắng mặt Hồ Chí Minh. Tháng 6/1931 đế quốc Anh bắt giam trái phép Hồ Chí Minh tại Hương Cảng (Trung Quốc). Chúng bịa ra nhiều lý do để trao Người cho thực dân Pháp. Nhờ sự giúp đỡ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của những nhân sĩ dân chủ và tiến bộ, nhất là của luật sư Lô - Dơ - By và kinh nghiệm hoạt động bí mật của mình, Hồ Chí Minh đã thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù.

Mùa hè năm 1933, Hồ Chí Minh sang Liên Xô. ở đây Người vào học tại trường Đại học Lênin và sau đó làm nghiên cứu sinh ở Ban sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Người tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm phong trào cách mạng thế giới. Trong thời gian này, Người tiếp tục bảo vệ và phát triển những tư tưởng, quan điểm đúng đắn của mình về cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện tả khuynh và biệt phái trong phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản được tổ chức ở Mátxcơva, Hồ Chí Minh tham gia đoàn đại biểu Đảng ta với tư cách là đại biểu tư vấn. Căn cứ vào tình hình quốc tế lúc này, Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản đã thay đổi sự chỉ đạo chiến lược và chủ trương mở rộng mặt trận thống nhất nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, đấu tranh chống phát xít, bảo vệ tự do, dân chủ, hoà bình. Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản đã khắc phục được một bước quan trọng xu hướng tả khuynh trong phong trào cộng sản và phong trào quốc tế, tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước có bước tiến mới.

Như vậy, thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam đã chứng minh những quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tập trung mũi nhọn chống đế quốc là đúng đắn và sáng tạo.

Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì Hội nghị Trung ương VIII, cụ thể hoá đường lối do Người vạch ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết. Trong bài "Kính cáo đồng bào", Người chỉ rõ: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy" [45, tr.198]. Người chủ trương thành lập Việt Minh, vận động toàn dân thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, tiến tới giành chính quyền, giải phóng dân tộc. Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng tạo đó của Người, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Đó là

thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng dân vận của Người và tư tưởng đó có sức sống mãnh liệt trong thực tiễn đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w