T Tên huyện Tổng số hộ nông dân SX-KD giỏi Trong đó Cấp tỉnh Cấp thành phố, huyện Cấp cơ sở 1 Lệ Thuỷ 6.777 236 1.233 5.308 2 Quảng Ninh 9.387 737 2.056 6.594 3 Đồng Hới 2.488 198 673 1.617 4 Bố Trạch 8.337 160 1.500 6.677 5 Quảng Trạch 9.740 354 1.723 7.663 6 Tuyên Hoá 2.631 216 447 1.968 7 Minh Hoá 619 51 150 418 Toàn tỉnh 39.979 1.952 7.782 30.245
Trong tổng số hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có:
- 9.723 hộ trồng trọt, chăn nuôi, chiếm 24,3%;
- 4.146 hộ trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại, chiếm 10,3%;
- 7.644 hộ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, chiếm 19,1%;
- 14.941 hộ làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh tổng hợp, dịch vụ nông thôn, chiếm 37,3%;
- 3.525 hộ đa dạng nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, chiếm 8,8%;
(Trong đó có 29 doanh nghiệp, công ty TNHH phát triển từ mô hình kinh tế xã, tổ hợp tác liên hộ gia đình anh em họ tộc);
Có 1.952 hộ thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên; 164 mô hình đạt thu nhập từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Có nhiều doanh nghiệp nông dân, công ty TNHH nông dân doanh thu từ 500 triệu đến 4.000 triệu đồng/năm; giải quyết hàng ngàn lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.
+ Phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi đã phát huy nội lực, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo bước chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chế biến sản phẩm. Trong 5 năm qua, phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất, kinh doanh giỏi đã phát triển liên tục và mạnh mẽ. Phong trào không chỉ có ở đồng bằng, mà còn ở cả vùng cát ven biển, đồi núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Bằng sức mạnh tổng hợp của cơ chế, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vươn lên của từng hộ nông dân, phong trào đã làm chuyển biến nền sản xuất nông nghiệp; nội lực, tiềm năng, thế mạnh của từng vùng được phát huy, khai thác và bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung với cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp. (Nuôi tôm trên cát ở các xã vùng sông, ven biển Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Quảng Trạch; trồng rau sạch ở các xã ở dọc đường quốc lộ ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; các vùng trồng cây ăn quả ở các huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và các xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; các mô hình chăn nuôi bò ở Bố Trạch, chăn nuôi lợn ở Quảng Ninh; mô hình
trồng cây cao su tiểu điền ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá). Đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 1.000 trang trại thu hút 7.600 lao động, tăng thu nhập trên 60 tỷ đồng. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ độc canh thuần nông sang đa canh theo hướng nông - công nghiệp - dịch vụ; nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển; nghề chế biến hải sản phát triển mạnh, tạo công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động, tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập thường xuyên cho các hộ nông dân vùng ven biển, vùng đồng bằng thiếu ruộng đất. Sau đây là một số mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực:
- Lĩnh vực sản xuất lương thực: Vận dụng chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình và nguyện vọng của nông dân, các cấp Hội Nông dân đã chủ động vận động hội viên đầu tư thâm canh, đưa giống lúa lai vào sản xuất. Nhờ đó, nhiều hợp tác xã và nhiều gia đình đạt năng suất cao. (15 hợp tác xã ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh đạt năng suất 100 tạ/ha, đặc biệt hợp tác xã Thống Nhất (An Ninh, Quảng Ninh) bình quân 1 khẩu đạt 1.300 - 1.400 kg thóc; Hội viên nông dân Lê Hữu Sơn thôn An Xá - Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ nhận đất khai hoang và đầu tư thâm canh cây lúa - cá một năm thu 51 tấn thóc và 10 tấn cá, thu nhập bình quân 156 triệu đồng).
- Lĩnh vực chăn nuôi: Phong trào chăn nuôi lợn nái, lợn hướng nạc phát triển mạnh ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch. Đến năm 2005, toàn tỉnh Quảng Bình có 827 hộ nông dân
nuôi từ 10 con lợn lứa trở lên. ở huyện Quảng Ninh có 30 hộ nuôi từ 100 con trở lên và đã thành lập câu lạc bộ nuôi lợn với 30 hội viên. Gia đình anh Lê Ngọc Lễ (Gia Ninh), anh Lê Văn Tuy (Vĩnh Ninh) trong chuồng luôn có trên 20 lợn nái đẻ và trên 200 con lợn thịt, bình quân xuất chuồng từ 80 đến 100kg/con; chị Nguyễn Thị Duy xã Sơn Lộc (Bố Trạch) nuôi 10 lợn nái đẻ và 160 lợn thịt/lứa, thu lãi trên 60 triệu đồng.
- Lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản: Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở Quảng Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh lên 2.372 ha gồm 13.657 hộ nuôi. (Như ở xã Quảng Phong, Quảng Trạch đã chuyển đổi 15 ha diện tích trồng lúa không hiệu quả sang đầu tư nuôi tôm sú, mỗi ha đầu tư 60 triệu đồng, sau 2 năm mỗi ha thu nhập từ 2,5 đến 3 tấn tôm, tăng 60 lần so với trồng lúa). Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm trên cát đạt kết quả cao, mở ra một triển vọng mới cho vùng đất ven biển. Hội viên nông dân Lê Khương xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch xây dựng 4 hồ nuôi tôm sú trên cát, diện tích 13.000m2, kinh phí đầu tư 450 triệu đồng, năng suất 7,8 tấn/ha, lãi thu nhập 170 triệu đồng/năm). Trên lĩnh vực đánh bắt hải sản, với vốn Nhà nước hỗ trợ cho vay cùng với nguồn vốn tự có, các hộ nông dân đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền mới, trang bị thêm máy móc, dụng cụ (lưới, hệ thống thông tin, máy định vị, máy dò cá hiện đại...), có thể vượt ra khơi xa đánh bắt cá hiệu quả hơn.
- Lĩnh vực lâm nghiệp: Các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, thực hiện chương trình dự án trồng cao su tiểu điền. Mô hình phát triển kinh tế trang trại, VAC được nông dân thực hiện có hiệu quả, như trang trại anh Ngô Văn Lý (Cự Nẫm, Bố Trạch) có 30 ha rừng tái sinh, 10 vạn cây huyệnh, 5.000 gốc tiêu, cây ăn quả, 6 ha cao su, 1 ha ao cá; trang trại anh Bế Văn Mai ở nông trường Việt - Trung (Bố Trạch) trồng trên 14 ha cao su, trong đó có 12 ha đã được thu hoạch, 15.500 gốc tiêu, 1 ha cây ăn quả và nuôi bò đàn 20 con. Một số hộ nông dân đã mạnh dạn xây dựng doanh nghiệp như hộ chị Hoàng Thị Minh (Hải Trạch, Bố Trạch) sản xuất, kinh doanh nuôi ếch, ba ba, đà điểu. Các hộ nông dân này mỗi năm thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng.
- Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, chế biến dịch vụ: Lĩnh vực này đã được các cấp Hội tập trung chi đạo; vì đây là một trong 4 chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh. Hội đã tạo mọi điều kiện cho các hộ nông dân khôi phục ngành nghề truyền thống, như nghề mộc, nghề rèn, nghề làm nón, nghề chế biến nước mắm. Mô hình chế biến mặt hàng mây xuất khẩu của Công ty TNHH Phương Bắc do chị Đinh Thị Phương làm Giám đốc đã đầu tư 1.592 triệu đồng, lãi thu nhập 309 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 150 lao động, lương bình quân 600.000 - 800.000 đồng/tháng/người.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Quảng Bình góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh này
chuyển biến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch đúng hướng, kinh tế trang trại phát triển mạnh. Nhiều gia đình nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các trang trại sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Quảng Bình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Phong trào này còn động viên nhân dân đoàn kết, hợp tác tương trợ, giúp nhau phát triển sản xuất, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”.
* Phong trào xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân:
Thực hiện Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình có kế hoạch tập trung triển khai chương trình lồng ghép thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm. Trong quá trình triển khai chương trình, Hội Nông dân tỉnh có các hình thức tổ chức thích hợp để nông dân vay vốn sản xuất, đặc biệt là nông dân nghèo vay bằng hình thức thế chấp; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, tăng thêm nguồn vốn và diện nông dân được vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ vốn của các chương trình quốc gia; hướng dẫn nông dân lập các dự án vay 189,2 tỷ đồng gồm 45.891 lượt hộ vay. Hội Nông dân các cấp đã xây dựng 2.017 tổ tương trợ ở các thôn bản giúp nhau quản lý, sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
Kết hợp phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm, các cấp hội vận động các hộ khá giàu giúp hộ nghèo trong sản xuất, đời sống, nhất là về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất, để hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Trong tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, mỗi hộ phải giúp đỡ 3 - 5 hộ thoát nghèo. Hội Nông dân còn phối hợp các ngành chức năng thực hiện các dự án, các mô hình xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng toàn tỉnh mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo đói 4 - 5%, đưa tỷ lệ hộ thoát nghèo đói của tỉnh đến năm 2005 chỉ còn 12,8%.
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái, các hộ nông dân thi đua phát triển kinh tế không chỉ làm giàu cho gia đình mình, mà còn dành một phần giống, vốn, lương thực, ngày công lao động tương trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách, những hộ nghèo gặp nhiều khó khăn. Qua 5 năm, các hội viên đã đóng góp giúp người nghèo 3.100 con giống, 12 vạn cây giống, 6.050 kg hạt giống, 612 tấn lương thực, 33 vạn ngày công, 354 triệu đồng, xây dựng 102 nhà tình thương trị giá 650 triệu đồng, giúp đỡ 15.200 hộ thoát nghèo. Đặc biệt hưởng ứng phong trào thi đua “xoá mái nhà tranh cho hộ nông dân nghèo”, Hội Nông dân các cấp vận động hội viên đóng góp tiền, vật tư, ngày công cùng toàn tỉnh xoá được trên 2.000 nhà tranh cho hộ nghèo với số tiền trên 13 tỷ đồng. Năm 2004, Hội Nông dân vận động hội viên đóng góp 57 triệu đồng ủng hộ đồng bào Điện Biên - Lai Châu, đạt 100% kế hoạch Trung
ương Hội giao cho. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi luôn đi đầu trong phong trào tham gia công tác xã hội, đóng góp quỹ tình nghĩa, vun đắp tình làng, nghĩa xóm, điển hình như bà Hồ Thị Mó ở xã Kim Thuỷ, Lệ Thuỷ là hộ dân tộc Vân Kiều đã giúp cho 10 lao động có công ăn việc làm thường xuyên, ngoài ra bà còn nhận nuôi 2 cháu mồ côi từ 5 tuổi, nay đã 15 tuổi, học lớp 8.
- Lĩnh vực tạo việc làm: Các cấp uỷ Đảng và Hội Nông dân ở Quảng Bình đã ý thức rất rõ vấn đề giải quyết việc làm cho các hộ nông dân là nhằm huy động tối đa nguồn lực con người cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Để giải quyết việc này, Hội đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp thích hợp. Trong 5 năm (2001-2005), các cấp Hội mở 426 lớp học với 28.000 lượt người được tập huấn về kỹ thuật. Từ năm 2003 đến năm 2005, Hội Nông dân tỉnh tạo điều kiện cho nông dân vay vốn; Trung tâm Dịch vụ việc làm hướng dẫn cho lao động đi Malaysia làm nghề xây dựng và tuyển lao động cho Công ty May Đông á. Hội Nông dân cũng đã giải quyết việc làm cho 46.316 người, trong đó tạo việc làm cho 27.806 người chưa có việc làm, cho 18.510 người lao động thiếu việc làm, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông nghiệp từ 73% năm 2000 lên 79% năm 2005.
* Phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện phát triển văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở nông thôn:
Trong phong trào này các cấp chính quyền cơ sở đã bám chắc phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"để huy động nhân dân tham gia, đóng góp. Tổ chức Hội ở cơ sở có nhiều cố gắng, chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự án công trình, phương án huy động đóng góp của nhân dân; đồng thời phối hợp với chính quyền, tổ chức nông dân tham gia ý kiến xây dựng phương án và mức đóng góp của nông dân đối với từng công trình và tham gia giám sát chất lượng công trình. Nhờ có chủ trương, phương châm đúng đắn và có đội ngũ cán bộ, đảng viên bám sát cơ sở, gần dân, hiểu được nguyện vọng chính đáng của dân, giải quyết kịp thời những kiến nghị của quần chúng, nên phong trào nông dân tham gia làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng điện, đường, trường, trạm đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều cộng đồng dân cư. Kết quả đạt được là: sửa chữa đường giao thông nông thôn có 819 chi hội, 119 cơ sở; 7/7 huyện, thành triển khai và thực hiện xây dựng, duy trì, sửa chữa đường giao thông mang tên Hội Nông dân; xây dựng, sửa chữa 906 con đường, tổng chiều dài 1.036 km, trong đó xây dựng đường bê tông 94,4 km, đường cấp phối 324km, nhận duy tu bảo dưỡng 617,6 km, kiên cố 140,2 km kênh mương. Tổng giá trị trên 20 tỷ đồng, trong đó nông dân đóng góp 40% và 217.720 ngày công.
Các cấp Hội Nông dân đã gắn phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào xoá đói giảm nghèo với việc thúc đẩy phong trào văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phong
trào tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong từng đia phương, gia đình; có 120.000 hộ nông dân đăng ký gia đình văn hoá, đạt 92,1% so với hộ nông nghiệp, nông thôn; 116.000 hộ nông dân được công nhận là gia đình nông dân văn hoá; 295 thôn, bản, tiểu khu được công nhận làng văn hoá; có 265 nhà văn hoá thôn, bản; 557 câu lạc bộ; 1.158 đội văn nghệ; 64 điểm bưu điện văn hoá xã; 816 đội bóng đá, 890 đội bóng chuyền, 100 đội bơi thuyền có hoạt động và thi đấu hàng năm; xây dựng 1001/1199 quy ước, hương ước thôn bản; 100% cơ sở được thực hiện quy chế dân chủ. Nổi bật có Hội Nông dân Đại Phong (Phong Thuỷ, Lệ Thuỷ) ủng hộ 15 triệu đồng xây dựng Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong những năm 2001-2005, công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững, góp phần thực hiện Nghị quyết 08/TW của Trung ương Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong nông thôn, thực hiện tốt công tác tiếp dân, thanh tra nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Công tác này đã làm tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảng và