Công tác nông vận có ý nghĩa chiến lược trong các thời kỳ cách mạng, là công tác cơ bản, thường xuyên của Đảng. Trong 5 năm qua (2001-2005), công tác nông vận ở tỉnh Quảng Bình đã góp
phần làm chuyển biến mọi mặt: To động lực cho các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới, giữ vững ổn định chính trị, mở rộng quyền dân chủ, cải thiện, đời sống của nhân dân, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác nông vận còn tồn tại một số khuyết điểm quan trọng. Cụ thể: Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn làm hình thức, chiếu lệ; cán bộ ngại đi cơ sở, coi nhẹ việc nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của dân để tìm ra biện pháp giải quyết kịp thời; ở một số địa phương, cán bộ còn vi phạm quyền dân chủ và lợi ích của quần chúng, khiến cho “lòng dân không yên”; suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin nhân dân; cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền chưa nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm nông vận trong khi thi hành công vụ, chưa coi trọng nhiệm vụ giải thích, tuyên truyền, giáo dục, chỉ thích dùng quyền lực, mệnh lệnh hành chính. Nói tóm lại, công tác nông vận ở Quảng Bình vẫn trong tình trạng mà Bác Hồ đã chỉ ra trong bài “Dân vận”: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng” [47, tr.698].
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác nông vận trong thời kỳ mới ở
tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở vận dụng tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: