Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 83 - 86)

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cụ thể là những năm 2001-2005, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tỉnh Quảng Bình đề ra, Quảng Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế. Kinh tế liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như trong những năm từ 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,2%, thì trong những năm từ 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,46%. Có được sự tăng trưởng kinh tế như trên là do Quảng Bình có sự chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế; các tiềm năng

kinh tế và đặc biệt là tiềm năng con người, được khơi dậy và phát huy có hiệu quả. Nói chung, kinh tế và đời sống của nhân dân Quảng Bình trong 5 năm qua đã có bước phát triển rõ rệt.

Quảng Bình có 86,15% số dân sống ở nông thôn; 66,5% lao động ở khu vực nông nghiệp. Do vậy, kinh tế nông nghiệp Quảng Bình được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng và được đầu tư ưu tiên để phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, do đặc điểm địa lý tự nhiên mà sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp còn có nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng thấp. Lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp dồi dào, nhưng phần lớn là lao động thủ công, chủ yếu khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu tại chỗ. Số lao động lành nghề (có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên) chỉ chiếm 11% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy được đầu tư và tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung điều kiện sản xuất còn thấp so với nhiều tỉnh khác; nhiều vùng sản xuất còn phụ thuộc lớn vào tự nhiên; giao thông còn nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế cũng như đời sống. Trong những năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã có những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, nhưng cơ cấu lao động còn chuyển biến chưa mạnh. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp còn chậm; nhiều vùng sản xuất thuần nông còn chiếm chủ yếu; sản xuất chưa gắn với thị trường. ở khu vực nông thôn các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển chậm, nên gần 50% quỹ thời gian chưa được

khai thác. Với đặc điểm kinh tế như trên, đời sống của người dân tỉnh Quảng Bình có được cải thiện nhưng chưa cao; đây là một khó khăn trong cuộc vận động nông dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn .

2.1.2.4. Đặc điểm văn hoá - xã hội

Về giáo dục đào tạo: mạng lưới trường lớp ở các cấp học, ngành học tiếp tục được mở rộng và nâng cấp. Đến năm 2005, toàn tỉnh đã có 134 số xã, phường hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được quan tâm đầu tư. Mạng lưới y tế đã phủ kín 100% địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn. Do được đầu tư chiều sâu về trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh, nên công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn.

Thông qua việc thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, các ngành các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm từ 2001-2005 đã giải quyết việc làm cho 7,2 vạn lao động, riêng năm 2005 giải quyết được 2,2 vạn. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm đúng mức, đời sống nhân dân không ngừng được tăng lên. Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm từ 21,1% (năm 2001) xuống còn 18,6% (năm 2002), năm 2005 còn khoảng 16,6%.

Như vậy, ở Quảng Bình với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân được cải thiện. Tình hình an ninh, chính trị xã hội ổn định, nhân dân đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia vào các phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi trong công tác vận động quần chúng nhằm tạo sức mạnh của cả cộng đồng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình. Song với điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán có nhiều điểm khác nhau và chính điều này đã dẫn tới trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng khác nhau. Đây cũng là một khó khăn lớn trong công tác vận động quần chúng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Xem xét và phân tích những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ở Quảng Bình để đánh giá đúng thực trạng công tác vận động quần chúng trong những năm (2001-2005); đồng thời thông qua đó để có những giải pháp, kiến nghị phù hợp, nhằm phát huy vai trò của công tác vận động quần chúng trong những năm tới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w