Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 68)

Đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Nhà nước pháp quyền là thành tựu chung của nhân loại, là phương tiện để con người vươn tới những giá trị mới cao hơn, tốt đẹp hơn.

Đối với nước ta, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực chất là hình thức hoàn thiện nhà nước, là làm cho sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN có cơ sở pháp lý của nó chứ không đơn giản chỉ là ước mơ, là đạo đức thuần túy với những khái niệm trừu tượng.

Quan điểm đổi mới cơ bản nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã được khẳng định tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ - khóa VII (1994) và Hội nghị lấn thứ 8 - khóa VII (1995) của Ban chấp hành Trung ương. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX cũng đều khẳng định chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với điều kiện nước ta. Thực

tế cho thấy, nhiều vấn đề trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ bị rối loạn, không thể thực hiện được nếu không có một nhà nước pháp quyền vững mạnh với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khả thi.

ở nước ta, Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ chính quyền phong kiến và thực dân, đồng thời xóa bỏ những tàn dư trong tư tưởng đức trị của Nho giáo, thay vào đó là đạo đức cách mạng và pháp luật của chế độ dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng cái mới không phải đơn giản. Pháp luật và đạo đức mới không phải dễ dàng đi vào mọi mặt của đời sống xã hội. Với hàng ngàn năm tồn tại, tư tưởng đức trị của Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Những tàn dư của nó đang trở thành lực cản đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Do ảnh hưởng của tư tưởng đức trị, ở nhiều nơi, nhân dân vẫn chỉ quen sống theo công thức đạo đức đã trở thành tập quán mà không sống theo quy định của pháp luật.

Phong tục, tập quán là những phạm trù lịch sử. ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, theo yêu cầu của sự phát triển xã hội đều có những tập quán tốt và ngược lại có cả những phong tục tập quán xấu. Khi phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, phong tục tập quán là một phương thức phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người, giữ vai trò to

lớn trong việc điều tiết, ổn định xã hội. Khi không phù hợp, phong tục, tập quán trở thành nhân tố cản trở sự phát triển xã hội. "Phép vua thua lệ làng" là một tập quán có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

"Phép vua thua lệ làng" chỉ tình trạng nhân dân các làng xã trước đây đề cao các tập quán của mình, coi các tập quán đó như quy tắc cơ bản của đời sống. Vì vậy, dù sống dưới chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến nhưng nếu phép vua đi ngược với các tập quán làng xã thì nhân dân ở đó vẫn không tuân theo mà vẫn thực hiện theo tập quán của mình.

Chúng ta không hề phủ nhận rằng trong lịch sử, "lệ làng" đã có tác dụng cố kết cộng đồng làng xã, chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày nay, nhiều "lệ làng" vẫn có ý nghĩa tích cực. Tuy vậy, một khía cạnh khác vẫn phải nhận thấy là nếu tư tưởng "phép vua thua lệ làng" chi phối suy nghĩ và hành động của cán bộ, nhân dân các địa phương, cơ sở sẽ dẫn đến tình trạng coi thường kỷ cương phép nước, bất chấp pháp luật, vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa. Một khi người cán bộ lãnh đạo, quản lý không chấp hành nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tùy tiện đặt ra những quy định bất hợp pháp thì họ đã khởi đầu cho tình trạng hoạt động không bình thường của cả một địa phương, có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, làm rối loạn nề nếp, kỷ cương xã hội. Đây cũng là

một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các "điểm nóng" ở một số địa phương như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Bến Tre, Lâm Đồng... trong thời gian vừa qua. Chừng nào ở những nơi đó, những "lệ làng" lạc hậu cũng như những "lệ" mới nảy sinh tùy tiện còn chưa được cải tạo, chưa chấp hành pháp luật, chừng ấy còn tình trạng vô chính phủ, cục bộ địa phương và những hoạt động tiêu cực trên phạm vi rộng lớn.

Bên cạnh đó ở nước ta, tổ chức pháp luật chưa chặt chẽ, các bộ luật chưa hoàn chỉnh, sự thi hành pháp luật dựa theo những "lẽ phải", những đạo lý trừu tượng dễ khiến nhân dân không thấy hết ý nghĩa của pháp luật. Những cuộc sinh hoạt trong nội bộ các cơ quan và đoàn thể, việc phê bình và tự phê bình, việc xử lý các vụ việc mang tính nội bộ cũng ảnh hưởng không ít đến việc thi hành pháp luật và tôn trọng pháp luật. Những việc làm nói trên vốn là cần thiết, là sự bổ sung tốt đẹp cho pháp luật thì nhiều lúc nó đã tự cho phép thay thế pháp luật. Về khách quan, nó đã làm giảm vai trò của pháp luật trong ý thức của nhân dân. Tình hình đó tất yếu dẫn tới sự thờ ơ của nhân dân đối với pháp luật.

Nho giáo còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Công cuộc đổi mới diễn ra sâu, rộng trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì nhiệm vụ đặt ra ngày càng nhiều với

không ít khó khăn, trở ngại. Xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng cũng chỉ mới tồn tại được vài thập kỷ, trong khi đó bộ máy nhà nước phong kiến thực dân tuy đã bị đập tan, nhưng vốn tồn tại hàng thế kỷ đã tạo nên những dấu ấn quá khứ khó phai mờ. Ngay trong tư duy của một bộ phận cán bộ công chức, trong thực tiễn tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay không phải đã rũ bỏ hết những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo.

Trước hết, có thể thấy, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chồng chéo với nhiều tầng nấc, hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp.

Bộ máy quản lý nhà nước muốn thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ là người tổ chức, quản lý xã hội bao giờ cũng đòi hỏi phải được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất nhiều cấp độ, bao gồm nhiều bộ phận, cơ quan, đơn vị khác nhau với một đội ngũ cán bộ công chức giỏi chuyên môn nghiệp vụ cùng những nguyên tắc, thủ tục hành chính chặt chẽ trong bộ máy đó. Những đơn vị trong bộ máy cùng các thủ tục, nguyên tắc hành chính được tạo lập ra là khách quan nhằm hoàn thành những mục tiêu xã hội đặt ra chứ không có mục đích tự thân. Nhưng trong quá trình vận hành, những nguyên tắc quản lý của nhà nước đặt ra đã bị biến dạng, sai lệch. Sự hoàn thiện bộ máy mà trước hết là các thủ tục, nguyên tắc hành chính xét cho tới cùng là phương tiện nhằm đạt tới hiệu quả quản lý, chứ không phải mục đích của quản lý. Song trong nhiều trường hợp, việc tổ chức hoạt động của

bộ máy chỉ có mục đích tự thân: bộ máy và bộ máy chứ không phải vì con người, vì nhân dân.

Sau nhiều lần cải cách, bộ máy nhà nước đã gọn nhẹ hơn, hiệu lực quản lý cũng dần dần được nâng lên, tuy nhiên xét về tổng thể, bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh. Tại các cơ quan nhà nước ở mọi cấp từ Trung ương đến địa phương, hiện tượng giấy tờ, hình thức còn rất nặng nề. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm nhiệm vụ, một bộ phận suy thoái, tham ô, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, xa rời thực tế. Những hạn chế bất cập này làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Bộ máy được tạo lập ra nếu chỉ nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy đó thì chưa đủ, chưa hẳn đã thuận lợi đối với người dân. Trong điều kiện như vậy, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không chỉ xa rời cuộc sống, thiếu công khai cho dân biết để dân bàn, dân kiểm tra mà còn gây nhiều phiền nhiễu cho dân. Việc hội họp, giấy tờ, hình thức còn khá phổ biến trong bộ máy nhà nước.

Việc quản lý theo kế hoạch, tập trung cao độ của bộ máy nhà nước bằng việc bắt buộc mọi thành viên của xã hội tuân thủ những nguyên tắc, những quy định cưỡng ép, gò bó, không những không đạt hiệu quả mà còn loại trừ sự năng động sáng tạo của quần chúng. Lối quản lý tập trung này cho phép cấp trên can thiệp

sâu, trực tiếp vào những công việc cụ thể của cấp dưới và buộc cấp dưới phải có nghĩa vụ "phục tùng". Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sự tự chủ của các đơn vị, cơ sở là điều kiện đảm bảo phát huy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhưng việc nhà nước can thiệp quá mức vào hoạt động của các doanh nghiệp không những không cần thiết mà còn bó tay họ. Trong khi đó có nhiều công việc nhà nước cần nắm giữ thì không nắm. Chẳng hạn việc xây dựng hệ thống pháp luật là nhiệm vụ của Nhà nước chưa đầy đủ, kịp thời và còn không ít những sơ hở. Hoặc sự tùy tiện ban hành những quy định vượt quá thẩm quyền và trái với tinh thần pháp luật nhà nước ở một số địa phương, ở các ngành các cấp là không ít. Đó là tình trạng buôn lậu, xuất nhập khẩu trái phép, thu chi ngoài sổ sách, cấp và bán đất sai pháp luật. Những việc làm này không chỉ khuyến khích cho kẻ xấu lợi dụng để làm ăn phi pháp, mà còn tạo điều kiện cho thói tùy tiện, vô tổ chức, vô chính phủ trong hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong quản lý của Nhà nước. Xã hội xảy ra nghịch lý. Một mặt từ phía Trung ương, Nhà nước do quá chú trọng tới các biện pháp tập trung nhằm thực hiện việc quản lý thống nhất, đã dẫn tới sự tập trung cao độ cứng nhắc. Mặt khác, ở địa phương, cơ sở tha hồ tự do hoạt động, vượt khỏi khuôn khổ quy định của Nhà nước nhưng nhà nước không kiểm soát được. Đây là đặc trưng cơ bản của quản lý tập trung quan liêu. Tập trung quan liêu bao giờ cũng đi kèm sự tự do vô tổ chức, vô chính phủ.

Bên cạnh đó, trong bộ máy nhà nước, tình trạng đặc quyền, đặc lợi, sách nhiễu dân vẫn còn diễn ra. Để việc quản lý thông suốt, có hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên của bộ máy quản lý phải có những quyền hạn nhất định. Những quyền hạn này cũng không nằm ngoài mục đích ổn định và phát triển xã hội, và lợi ích của nhân dân. Những quyền hạn của cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước chưa phải là nguyên nhân tạo nên quan liêu, nhưng nếu không có cơ chế kiểm tra, giám sát thì quyền lực công dễ có xu hướng chuyển hóa, biến dạng thành quyền lực riêng của cá nhân. Cán bộ công chức nhà nước dễ chuyển hóa thành những người có đặc quyền, đặc lợi, tùy tiện lợi dụng quyền lực, vị trí công tác được giao để giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan vì quyền lợi của riêng mình.

Thực tế là để thỏa mãn lợi ích cá nhân, một số người có chức vụ, có quyền hạn thường lạm dụng quyền lực, tự cho mình có quyền quyết định những công việc ngoài giới hạn thẩm quyền của mình mà không cần biết những quyết định này có phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung, có trái với pháp luật không. Hiện tượng thường thấy là tại một số cơ quan nhà nước, hàng loạt những thủ tục giấy tờ được tự ý bày ra. Điều này không chỉ gây khó khăn, phiền hà cho cấp dưới, làm chậm trễ công việc mà còn lãng phí tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

Đặc quyền, đặc lợi, tư lợi cá nhân, đặt lợi ích cá nhân và bộ máy lên trên lợi ích chung của xã hội, của nhân dân là trái với bản chất bộ máy nhà nước XHCN, là biểu hiện sự tha hóa bản chất của bộ máy nhà nước. Đặc quyền, đặc lợi giờ đây vẫn tồn tại một phần do cơ chế quan liêu bao cấp cũ chưa được khắc phục triệt để, phần khác do tàn dư của tư tưởng Nho giáo còn rơi rớt lại. Trong cơ chế mới, đặc quyền, đặc lợi tồn tại dưới nhiều biến tướng khác nhau, tai hại hơn nữa, sự tồn tại này đã trở nên như một lẽ phải thông thường. Chính vì vậy, đã có không ít người là cán bộ, đảng viên giữ những chức vụ quản lý nhất định trong bộ máy nhà nước, lợi dụng sự thiếu hoàn thiện, sơ hở trong quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xã hội để tham nhũng, ăn hối lộ, làm thất thoát tài sản của Nhà nước và tập thể. Cũng không ít người lợi dụng chức quyền để buôn lậu, tiếp tay cho buôn lậu. Tình trạng này kéo dài đã phá hoại nền kinh tế, đe dọa sự ổn định và phát triển của xã hội, làm dao động niềm tin của nhân dân vào sức mạnh quyền lực nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật.

Đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát huy dân chủ XHCN

Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người ở giai đoạn phát triển

cao. Dân chủ hiểu theo nghĩa chung nhất là mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhân dân được làm chủ mọi quyền lực trong xã hội là mơ ước ngàn đời và cho đến nay vẫn là vấn đề bức xúc của nhân loại.

ở nước ta, sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công, (ở miền Bắc từ 1954 và từ 1975 trong cả nước), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã từng bước tiến hành xây dựng một nền dân chủ kiểu mới - nền dân chủ XHCN. Về thực chất, nền dân chủ XHCN là chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông - những người lao động. Cách mạng đã đưa dân lao động từ địa vị là người dân nô lệ, bị áp bức bóc lột nặng nề lên địa vị người dân của một dân tộc độc lập tự do, địa vị chủ nhân của đất nước và làm chủ bản thân mình. Tuy vậy, chế độ chuyên chế phương Đông và Nho giáo đã có một thời gian cực dài để hằn sâu tư tưởng không dân chủ vào cách nghĩ, cách sống, vào tâm lý, thói quen người Việt Nam cho đến ngày nay. Chính vì thế, quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát huy dân chủ XHCN ở nước ta đã vấp phải trở ngại không nhỏ.

Nhìn lại lịch sử ta thấy, chuyên chế phương Đông là một thể chế cực quyền với ông Hoàng đế - Con trời, thâu tóm trong tay mọi quyền lực chính trị, quân sự, kinh tế, tôn giáo; dùng bộ máy quan lại để trị nước, không chia quyền cho quý tộc. Người dân theo hộ gia đình sống trong làng xã. Làng xã quan hệ về mặt

nhà nước với vua quan. Vua nắm quyền sở hữu mọi nguồn lợi ruộng đất, núi rừng, sông biển và nắm quyền ban phát tước vị cho mọi người: dân được cấp ruộng, quan được cấp tước vị, bổng lộc, tạo ra một trật tự trên dưới nhiều thứ bậc. Trật tự trên dưới đó được xây dựng theo quan hệ mẫu mực cha con trong gia đình. Mọi người sống với nhau bằng tình nghĩa theo kiểu cha từ, con hiếu, dưới phụng tùng trên với tấm lòng biết ơn. Trước trật tự trên

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w