Đối với kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 71)

Trong vài thập kỷ gần đây, một số nước vốn theo Nho giáo đã có sự phát triển nhanh chóng về các mặt kinh tế - xã hội và khoa học - kỹ thuật. Nhiều nhà sử học và xã hội học nước ngoài cho rằng, chính Nho giáo đã là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở những nước ấy. Đặc biệt, tại Hội nghị các nhà trí thức Đông á về chủ đề "Sự phát triển kinh tế của vùng Đông á và bối cảnh văn hóa của nó" họp tại Tôkiô tháng 12/1988, các nhà trí thức đã khẳng định vai trò tích cực của Nho giáo đối với sự phát triển kinh tế của khu vực.

Ông Kim Nhật Thân, giáo sư trường Đại học Kim Sơn cho rằng:

Nho giáo có những nguyên lý tổ chức xã hội. Có thể nói nó là nền văn hóa quan trọng nhất thúc đẩy kinh

tế các nước Đông á phát triển, tức là căn nguyên phát triển kinh tế của khu vực Đông á ở chỗ họ đã cùng bảo tồn được nền văn hóa trật tự mà Nho giáo đã hình thành. Nếu coi nhẹ điều đó thì không thể nào giải thích được nguyên nhân của sự phát triển kinh tế ở các nước Đông á [23, tr. 303].

Từ đó ông nói đến tác động tích cực của Nho giáo đến sự phát triển kinh tế ở những điểm sau:

- Coi trọng giáo dục và trình độ giáo dục cao, do đó đã góp phần đào tạo nhân tài.

- Có khả năng động viên, nhờ việc cổ động cho luân lý hiếu, trung mà người ta duy trì được trật tự.

- Có tác dụng thúc đẩy cách lãnh đạo kinh tế theo kiểu chính phủ, với tư cách là một thể chế tập quyền truyền thống, sử dụng tài năng của các cá nhân, của nhân dân.

- Góp phần vào sự củng cố nền văn hóa tập thể, cổ động cho những giá trị đạo đức, theo đó mọi người giúp đỡ lẫn nhau, cùng tồn tại cùng thịnh vượng.

- Có một quan niệm về lao động vì dân tộc, vì quốc gia chứ không phải vì cá nhân.

Một ý kiến khác, ông Ngưu Kim Chung, giáo sư Viện dân tộc Trung ương Đài Loan cho rằng: Nho giáo ít nhất không gây

trở ngại cho việc hiện đại hóa mà thậm chí nó còn có tác dụng tích cực.

Nhà nghiên cứu Điền Phú Tang lại nói về tác động tích cực của Nho giáo đối với việc quản lý kinh tế. Ông cho rằng không nên hiểu quản lý chỉ đơn thuần là kiếm lợi nhuận, mà nên hiểu rằng nó là một "chế độ xã hội" và là một phương pháp có liên quan đến các phạm trù "nhân"và nghĩa.

Như vậy, các ý kiến trên đều cho rằng, Nho giáo có giá trị tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối với các nước Đông á.

ở Việt Nam, trong nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, các nhà nghiên cứu cho rằng Nho giáo, từ Khổng Tử trở đi ít quan tâm đến vấn đề kinh tế, đến lợi ích vật chất mà chỉ tập trung vào những vấn đề chính trị đạo đức.

Cố giáo sư Trần Đình Hượu cho rằng, ở Nho giáo, "những vấn đề kinh tế không đặt ra theo góc độ kinh tế mà theo góc độ chính trị xã hội, được giải quyết không theo sách kinh tế mà theo cách đạo đức hành chính" [23, tr 99-100].

Là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức cho nên Nho giáo chủ yếu bàn về vấn đề con người, xã hội mà ít bàn đến kinh tế. Nho giáo bàn đến vấn đề Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà ít bàn đến vấn đề Lợi. Song như vậy không có nghĩa là Nho giáo phủ nhận vai trò của kinh tế; cũng không có nghĩa là đối với kinh tế

Nho giáo chỉ hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực. Biện chứng của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tiếp thu khai thác những giá trị tích cực đồng thời kiên quyết loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w