Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện dân chủ hóa trong toàn xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 126)

quyền XHCN, thực hiện dân chủ hóa trong toàn xã hội

Xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc cùng với ảnh hưởng của tư tưởng Đức trị Nho giáo - đó là quãng thời gian rất dài hình thành nên tập quán sống theo lệ làng chứ không theo pháp luật của người dân Việt Nam. Trong các thế kỷ tiếp theo, khi nước nhà đã giành được độc lập, nhà nước và pháp luật phong kiến ở nhiều giai đoạn trở thành vũ khí áp bức bóc lột nhân dân lao động. Điều đó tạo thêm lòng căm thù, thái độ tiêu cực của đông đảo quần chúng đối với pháp luật. Cho đến hiện nay, nhân dân ta vẫn còn tồn tại thói quen sống theo công thức đạo đức đã trở thành tập quán chứ không sống theo pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam là giải pháp nhằm khắc phục triệt để tình trạng đó.

Trước mắt cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật nước ta vừa phải thể hiện ý chí của đại đa số nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vừa phải ghi nhận đầy đủ chính xác những giá trị mà xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ. đó là các giá trị đạo, những nét đẹp truyền thống, những tập quán tốt đẹp được kết tinh từ hàng ngàn năm lịch sử. Các giá trị đó vừa là lợi ích cá nhân, vừa của dân tộc, vừa là của nhân loại, đồng thời phải "dễ hiểu, dễ thực hiện, bảo đảm tính khả thi cao" [37, tr. 3 - 8].

Hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ khắc phục tình trạng thi hành pháp luật dựa theo những lẽ phải, những đạo lý trừu tượng, sẽ không còn kẽ hở để nhiều kẻ lợi dụng. Từ đó tính hiệu quả và nghiêm minh của pháp luật được tăng lên.

- Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước:

Cải cách hành chính được coi là nhiệm vụ trung tâm của cải cách bộ máy nhà nước, bởi hành chính là khâu tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bộ máy hành chính là nơi thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước kiểu mới, đồng thời là nơi tập trung nhất, trực tiếp nhất và khuyết tật của hệ

thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng. Trên cơ sở bộ máy hành chính đủ mạnh mới thực hiện tốt việc quản lý xã hội, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để người dân "sống và làm việc theo pháp luật".

Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật và tiến hành động bộ trên cả ba mặt: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính; trong đó việc kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, trong một bộ phận không nhỏ cán bộ viên chức bộ máy Đảng, Nhà nước và Đoàn thể vẫn còn "tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, xa dân, trở thành những ông quan cách mạng" [36, tr. 7-8]. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau... Đó là tàn dư của tư tưởng Nho giáo còn rơi rớt lại. Vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính có năng lực thực thi công vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thanh liêm chính trực để bộ máy đó có khả năng ngăn chặn nạn cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật và đủ sức quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi.

Để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng các thủ tục hành chính rườm rà trong bộ máy nhà nước cần phải xóa bỏ cơ chế "xin, cho", quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm

pháp luật, không nên xử phạt theo lối hành chính, thuyên chuyển công tác hoặc cách chức như thường thấy hiện nay. Từ đó, tạo được niềm tin của nhân dân vào tính công minh của pháp luật XHCN, mới nâng cao được ý thức pháp luật cho nhân dân, khắc phục tình trạng coi thường pháp luật, thờ ơ với pháp luật. Chỉ có như vậy, tàn dư của Nho giáo mới được khắc phục triệt để.

- Tiếp tục cải cách tổ chức hoạt động tư pháp:

Hoạt động của cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đầy đủ, nghiêm minh, đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể. Vị trí vai trò của cơ quan tư pháp ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên có thể nói, hiệu quả hoạt động nói chung của cơ quan tư pháp còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp còn thiếu chặt chẽ, vai trò của nhân dân và các đoàn thể quần chúng trong hoạt động tư pháp chưa được phát huy đầy đủ.

Cải cách cơ quan tư pháp hiện nay đòi hỏi phải gắn với toàn bộ hệ thống chính trị, phải bảo đảm cho các cơ quan tư pháp thực sự độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức ngành tư pháp phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, không bị khuất phục bởi uy quyền

tiền bạc, không để tình lấn lý, phải là những người mẫu mực trong việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật, đại diện cho công lý.

Thực hiện dân chủ hóa trong toàn xã hội

Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đối với lĩnh vực chính trị còn đòi hỏi phải thực hiện dân chủ hóa trong toàn xã hội.

Nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội ta. Xây dựng nền dân chủ XHCN là đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình cách mạng XHCN, đồng thời nền dân chủ XHCN từng bước được xây dựng, hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho việc đấu tranh khắc phục mọi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo trong đội ngũ cán bộ cũng như trong toàn xã hội.

Thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, nước ta chưa thực hiện được một cách đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân mà cách mạng xác lập. "Trong xã hội vẫn còn không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng" [11, tr. 42].

Những khuyết điểm đó cho thấy mất dân chủ đi liền với tư tưởng phong kiến Nho giáo, góp phần tạo nên những hiện tượng tiêu cực, trì trệ trên các mặt đời sống xã hội. Vì vậy, thực hiện dân

chủ hóa trong toàn xã hội là giải pháp tích cực nhằm hạn chế những hiện tượng tiêu cực trên.

Dân chủ hóa XHCN có nội dung cơ bản là xây dựng nền dân chủ XHCN và xác lập những điều kiện cần thiết để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách thực sự, đầy đủ, làm cho dân chủ từng bước đi sâu vào mọi mặt đời sống xã hội.

Tác dụng của việc thực hiện dân chủ hóa ở chỗ, trước hết nó làm cho nhân dân thực thi được quyền lực của mình. Mọi quyền lực đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân kiểm tra, giám sát, phản biện. Quyền lực của nhân dân được thực hiện tập trung thống nhất ở Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền, gắn liền với sự kiểm tra, giám sát, phản biện của nhân dân. Đây là cơ chế vừa chặt chẽ, vừa linh động, cho phép kết hợp đúng đắn tính tự giác, tính năng động vươn lên của cá nhân dưới sự kiểm tra giám sát, phê phán của nhân dân. Cơ chế này cho phép phát hiện và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện tiêu cực ở cán bộ, nhất là các bệnh giáo điều, quan liêu, gia trưởng những căn bệnh có nguồn gốc từ xã hội phong kiến Nho giáo hàng năm về trước.

Dân chủ hóa là quá trình phát huy mọi năng lực sáng tạo, tích cực của mọi thành viên trong xã hội nên nó có khả năng chống lại mọi hiện tượng bảo thủ, trì trệ, phá vỡ mọi thành kiến, đố kỵ, bè phái, cục bộ, đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi.

Dân chủ hóa tiến tới sự thực hiện rộng rãi nền dân chủ XHCN, tự nó tạo ra cơ chế thúc đẩy việc làm chủ của mỗi con người và khả năng đóng góp của họ.

Như vậy thực hiện dân chủ hóa XHCN vừa tạo ra môi trường xã hội rộng lớn để thực hiện dân chủ đầy đủ hơn, vừa giáo dục dân chủ cho cán bộ và nhân dân, vừa tạo ra động lực bên trong thúc đẩy mỗi con người suy nghĩ và hành động theo những giá trị văn minh của dân chủ XHCN đồng thời tạo ra cơ chế xã hội năng động, chặt chẽ giúp cán bộ và nhân dân ta vượt lên trên sự ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo.

Thực tiễn đất nước sau 15 năm đổi mới đã chứng minh: Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện, dân chủ hóa XHCN đã đạt những bước phát triển quan trọng, góp phần tạo ra môi trường xã hội tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa...

Để nền dân chủ xây dựng chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện và phát huy vai trò của nó về mọi mặt cũng như trong lĩnh vực xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo, cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Thực hiện dân chủ hóa toàn diện, từng bước vững chắc phù hợp với yêu cầu tiến bộ của sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trước hết là thực hiện dân chủ hóa trong kinh tế.

Nội dung cơ bản nhất, thực chất nhất của quá trình này là thể chế hóa về mặt pháp lý các yếu tố của cơ chế kinh tế mới để thực hiện quyền công dân trong hoạt động kinh tế, bảo đảm và tôn trọng các lợi ích chính đáng của người lao động kinh tế, bảo đảm và tôn trọng các lợi ích chính đáng của người lao động và chủ nhân các thành phần kinh tế, nhằm tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ và lành mạnh trong kinh tế, làm tiền đề cho mọi cải cách xã hội. Nhiệm vụ cơ bản cần giải quyết là: giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo lợi ích chính đáng của cá nhân, tránh khuynh hướng đối lập lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, bóp nghẹt lợi ích cá nhân, dẫn đến tình trạng thủ tiêu động lực sáng tạo của con người.

- Dân chủ hóa trong kinh tế phải gắn với dân chủ hóa trong chính trị, tư tưởng, văn hóa.

Để đảm bảo dân chủ trong kinh tế không thể thiếu dân chủ trong chính trị. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Quyền dân chủ trong kinh tế trước hết được quy định từ chính trị và được triển khai trên thực tế nhờ hàng loạt chính sách của Nhà nước. Không thể có dân chủ trong kinh tế nếu không có dân chủ trong chính trị và ngược lại.

Dân chủ hóa đời sống chính trị ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng dân chủ hình thức, làm cho mỗi người ý thức được quyền lợi trách nhiệm công dân của mình, từ đó tham gia thực sự vào các hoạt động kinh tế xã hội.

Dân chủ hóa phải dẫn đến hiệu quả ngày càng cao hơn trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Phải xác lập và giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị. Chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng mới đảm bảo được sự định hướng XHCN.

- Dân chủ hóa trong tư tưởng, lý luận thực chất là tạo ra tự do tư tưởng thực sự. Trên cơ sở đó, những quan niệm cũ kỹ, giáo điều, rập khuôn máy móc sẽ bị phá vỡ.

Thứ hai: Dân chủ hóa sinh hoạt Đảng

Quá trình dân chủ hóa trong sinh hoạt Đảng không chỉ nhằm tạo ra một mẫu hình dân chủ, mà thông qua dân chủ trong sinh hoạt Đảng, Đảng có thể phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho họ đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với cán bộ, Đảng viên tốt hơn.

Cần nhấn mạnh chức năng kiểm tra, kiểm soát của dân chủ hóa sinh hoạt Đảng. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhất là Đảng viên ở cương vị lãnh đạo là khâu yếu trong những năm qua cũng như hiện nay. Lối sinh hoạt Đảng

mang nặng tính hình thức, thiếu nội dung sát thực, kém tính phê bình và tự phê bình vẫn còn tồn tại ở nhiều cơ sở Đảng. Trong điều kiện cơ chế quản lý mới đang hình thành pháp luật còn không ít sơ hở, việc kiểm tra giám sát của Nhà nước còn kém hiệu lực, một số cán bộ, Đảng viên đã lợi dụng chức quyền của mình tham nhũng, tiêu cực... gây tôn thất lớn cho đất nước, làm mất uy tín của Đảng. Vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát của Đảng phải được tăng cường. Chỉ khi nào dân chủ trong sinh hoạt Đảng được thực hiện một cách đầy đủ thì dân chủ hóa trong xã hội mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp.

Thứ ba: Chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nâng cao ý thức, năng lực làm chủ cho nhân dân và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Thực tế cho thấy do trình độ văn hóa thấp kém mà một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân ta chưa nhận thức được đầy đủ về dân chủ. Do hiểu về dân chủ một cách chung chung, hời hợt nên trong quá trình thực hiện rất lúng túng.

Thực hiện dân chủ hóa tất yếu phải bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, dân chủ cho nhân dân và cán bộ, tạo cho nhân dân và cán bộ những điều kiện và năng lực hiểu đúng bản chất của dân chủ XHCN, có thói quen thực hành các chuẩn mực dân chủ, có văn hóa và nhân cách dân chủ.

Cũng cần lưu ý rằng, nâng cao dân trí là yêu cầu khách quan để thực hành dân chủ nhưng chưa đủ. Phải thực hiện quyền dân chủ trong thực tế, phải quan tâm tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống đảm bảo hơn. Đó chính là những biểu hiện dân chủ đích thực.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w