Chủ động tham khảo kinh nghiệm khai thác Nho giáo ở một số nước châu á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore)

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 128 - 132)

và vận dụng có hiệu quả trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Trong những thập kỷ gần đây, tại nhiều nước châu á, giới nghiên cứu đã đánh giá lại vai trò của Nho giáo trong sự phát triển của lịch sử, đặc biệt là trong sự phát triển kinh tế và xã hội ngày nay. Bốn nước được mệnh danh là những "Con Rồng châu á": Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore là những nước có truyền thống Nho giáo đã phát triển với tốc độ chưa từng có.

Việt Nam và những nước trên đều có những điểm tương đồng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm khai thác

những giá trị tích cực của Nho giáo ở các nước này để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.

Chúng ta có thể tham khảo phong trào "Tái sinh văn hóa và chấn hưng đạo đức Nho giáo" ở Singapore.

Có thể thấy cùng với việc phát triển kinh tế và du nhập kỹ thuật phương Tây, Singapore đã phải đối phó với những tiêu cực do lối sống phương Tây gây ra như: Tội phạm, trụy lạc, ly hôn... Các tệ nạn đó ngày một gia tăng, trong khi đó truyền thống đạo đức phương Đông đặc biệt là Nho giáo ngày một mất đi. Các nhà lãnh đạo Singapore thấy rằng, cần phải khôi phục lại các giá trị phương Đông, trong đó có Nho giáo. Việc khôi phục các truyền thống tốt đẹp được bắt đầu bằng hàng loạt các phong trào kế tiếp như:

- Tháng 6/1976 có phong trào "Một tháng lễ phép". Phong trào này buộc mọi người phải thực hiện thái độ lễ phép theo đúng đạo đức truyền thống.

- Tháng 11/1976 có phong trào "Kính trọng người già". Phong trào buộc mọi người phải có thái độ tôn kính đối với người cao tuổi trong xã hội.

- Năm 1982, giáo trình về "Lý luận Nho giáo" đã được đưa vào chương trình của học sinh năm thứ ba, thứ tư bậc Trung học. Tất nhiên khi "tái sinh về văn hóa", các nhà cầm quyền Singapore

không nhằm khôi phục những tiêu cực trong tư tưởng Nho giáo mà nhằm gắn liền phong trào này với việc phát huy khả năng chuyên môn trong một xã hội có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, có một đời sống đô thị hóa, một xã hội đa dân tộc và đa ngôn ngữ.

Người Nhật lại khai thác Nho giáo dưới một góc độ khác. Đó là việc phát huy chủ nghĩa cộng đồng Nho giáo. Chủ nghĩa cộng đồng đã để lại dấu ấn rõ rệt trong nền kinh tế Nhật Bản. ưu điểm của chủ nghĩa cộng đồng là: Nó quy định các mối liên hệ giữa con người với con người theo bổn phận. Đó là mối liên hệ tự nhiên chứ không phải mối liên hệ dựa theo pháp luật mang dấu ấn rõ rệt của chủ nghĩa cá nhân như ở phương Tây. Chủ nghĩa cộng đồng ấy, theo ông Vandermesch được thể hiện trong cái gọi là tinh thần Nhà ở Nhật Bản. Với tinh thần đó, người công nhân xem xí nghiệp như Nhà của mình, gắn bó hết mực với xí nghiệp; các xí nghiệp cũng có sự liên kết, có trách nhiệm với nhau, kể cả trong lúc khó khăn.

Nhật Bản còn khai thác truyền thống học tập, truyền thống tiết kiệm của người dân. ở đây Nho giáo đã phát huy tác dụng trong đời sống hiện đại, không những về mặt văn hóa mà còn về mặt kinh tế - xã hội.

ở Hàn Quốc, Nho giáo cũng đóng vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tinh thần hiếu học, ý thức tiết kiệm của người dân được phát huy với một ý nghĩa mới.

Trên đây là kinh nghiệm khai thác Nho giáo ở các nước từng được gọi là "những con Rồng châu á". Chúng ta không quy sự phát triển thần kỳ của những nước này là do nguyên nhân truyền thống Nho giáo, nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng ở những nước này, Nho giáo đã góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội, tạo tiền đề cho kinh tế phát triển.

Tham khảo kinh nghiệm khai thác Nho giáo ở những nước này, đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần sáng tạo, bên cạnh đó cũng cần có thái độ thận trọng bởi Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng cũ, đã có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.

Về yêu cầu cơ bản của một bộ máy cai trị thì dù xưa hay nay cũng cần phải đảm bảo là "túc thực, túc binh, dân tín". Đây là mục tiêu của một nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp cơ bản của nó. Không có ba điều ấy tất không thể cai trị được. Cũng trong vấn đề trị nước, phải xác định được lực lượng quyết định nhất trong sự thành bại, thịnh suy của một triều đại là Dân. "Dân là gốc nước, gốc bền thì nước yên".

Về phẩm chất người làm chính trị, đạo Nho cũng quy định là phải có thái độ nghiêm túc đối với công việc; phải trung thực,

tiết kiệm và thương yêu mọi người; khi muốn động viên nhân dân làm việc gì thì phải chú ý thời vụ.

Đối với con người phục vụ cho chế độ, Nho giáo cũng đòi hỏi "kính kỳ sự nhi hậu kỳ thực", theo nghĩa hiện đại của chúng ta là hãy lo phục vụ cho tốt, đừng vội đòi hỏi đãi ngộ... Đó là những điều mà chúng ta không thể không suy nghĩ và vận dụng trong đời sống chính trị hôm nay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w