Nho giáo đã từng giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 142 - 150)

trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử. Nho giáo phát triển trong mối quan hệ với Phật giáo và Lão giáo đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam.

Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo đã bị thủ tiêu, nhưng một số yếu tố của Nho giáo vẫn còn tồn tại. Những yếu tố đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Để đưa sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đến thành công, chúng ta không thể không loại trừ những yếu tố tiêu cực, đồng thời cũng phải kế thừa,

phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những tàn dư tư tưởng của Nho giáo cần phải loại trừ đó là: tư tưởng địa vị, đẳng cấp, gia trưởng còn tồn tại trong nhận thức và hành động của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân gây nên tình trạng mất dân chủ ở nhiều nơi, nhiều cấp; là tâm lý thờ ơ với pháp luật, coi thường, thậm chí bất chấp pháp luật đang cản trở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ XHCN ở nước ta; đó là lối làm việc của một số cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước còn mang nặng tính chất quan liêu, cửa quyền, là lối tư duy còn mang nặng tính giáo điều, kinh nghiệm, là tư tưởng bảo thủ...

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết khắc phục và loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực đó của Nho giáo. Mặt khác, những giá trị tích cực như: chú trọng đến sự "tu thân", sự dấn thân để cải tạo xã hội; tích cực say mê học tập để thực hiện lý tưởng; coi trọng gia đình; ý thức tiết kiệm... cần được tiếp tục khai thác, kế thừa và nâng lên ở một tầm cao mới.

Kế thừa ở đây là kế thừa cái cốt lõi, cái nội dung hợp lý của Nho giáo đã được thẩm định qua suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Những giá trị tích cực đó cần được biểu hiện bằng những hình thức phù hợp với xã hội Việt Nam hiện đại. Kế thừa để phát triển là nhiệm vụ của thế hệ hôm nay bởi "không một di sản nào

để lại mà không kèm theo một trách nhiệm. Một di sản bao giờ cũng là sự tái khẳng định một món nợ, nhưng là tái khẳng định có phê phán và sàng lọc" [18, tr. 192].

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Ngô Vinh Chính (chủ biên) (1988), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (1996), Luận Ngữ, Nxb Thuận Hóa, Huế.

4. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (1996), Đại học Trung dung, Nxb Thuận Hóa, Huế

5. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (1996), Mạnh Tử, Tập Hạ, Nxb Thuận Hóa, Huế.

6. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (1996), Mạnh Tử, Tập Thượng, Nxb Thuận Hóa, Huế.

7. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1994), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Duy (1997), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4

Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Thế Gia (1999), "Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án EPCO - Minh Phụng", Báo Nhân dân, ngày 15/5, tr. 8.

17.Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18.Giắccơ Đêriđa (1994), Những bóng ma của chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Lý Trường Hải (2002), Khổng Tử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20.Mai Trung Hậu (1995), "Chữ Hán và Nho giáo đâu phải là truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam", Thông tin lý luận, (2), tr. 42.

21.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1997), Văn hóa xã hội chủ nghĩa (Tập bài giảng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Hà Nội.

23.Vũ Khiêu (chủ biên) (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24.Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25.Trần Khuê, Nguyễn Thị Thanh Xuân (1994), "Chớ nhầm lẫn về sự cất cánh của 5 con rồng", Thông tin lý luận, (10), tr. 43.

26.Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

27.Phan Huy Lê (1992), "Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam", Thông tin lý luận, (9), tr. 26- 29.

28.Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 29.V.I. Lênin (1997), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

30.Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường (1959), Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

31.Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia

Hà Nội.

33.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

34.Hồ Chí Minh (1999), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.Đỗ Mười (1991), Xây dựng nhà nước của nhân dân - Thành tựu, kinh nghiệm đổi mới, Nxb Sự thật Hà Nội.

36.Đỗ Mười (1995), "Xây dựng và hoàn thiện chính quyền ngang tầm phát triển đất nước", Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 7-8. 37.Đỗ Mười (1997), "Xây dựng Nhà nước và Quốc hội thật sự

của dân, do dân, vì dân", Tạp chí Cộng sản, (9), tr. 3-8. 38.Phan Ngọc (1994), "Khổng giáo và môi trường Đông Nam á",

Văn hóa và Đời sống, (3), tr. 83.

39.Phan Ngọc (1997), Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội. 40.Quang Phong, Lâm Duật Thời (1963), Bàn về Khổng Tử, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

42.Lê Sỹ Thắng (Chủ biên) (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

43.Lê Sỹ Thắng (Chủ biên) (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

45.Vi Chính Thông (1996), Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và nho học ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47.Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1999), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48.Khương Lâm Tường, Lý Cảnh Minh (1999), Khổng Tử gia giáo, Nxb Thế giới.

49.Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.

50.Phan Nãi Việt (1988), Khổng Tử với tư tưởng quản lý và kinh doanh hiện đại. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

51.Lã Trấn Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 142 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w