Đối với gia đình và giáo dục 1 Đối với gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 97)

2.4.1. Đối với gia đình

Sẽ là thiếu sót nếu chỉ đề cập tới ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đạo đức mà không đề cập tới lĩnh vực gia đình.

Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, liên quan tới những phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống con người.

Xung quanh vấn đề gia đình, Nho giáo đã có những kiến giải thích hợp, góp phần xây dựng và duy trì những quan hệ xã hội ổn định, đồng thời cũng có không ít những tiêu cực, gây tác hại không nhỏ cho xã hội trước đây và hiện nay.

Coi gia đình là cơ sở xã hội; xây dựng những mối quan hệ bền chặt trong gia đình, phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội, vun đắp chúng trở thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong đạo thờ vua trị nước; khẳng định vai trò giáo dục của gia đình... đó là những giá trị tích cực của Nho giáo mà giờ đây chúng ta vẫn có thể kế thừa. Tuy nhiên, chủ nghĩa gia đình với những tác hại của nó lại là điều cần phê phán và loại bỏ.

Cách đây mấy ngàn năm trước, Nho giáo đã coi gia đình là cơ sở của xã hội: "gốc của nước là nhà". Chính vì vậy, Nho giáo đã chú trọng xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. "Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là gia đình đạo chính". Trong những mối quan hệ ấy, quan hệ cha con, anh em được Nho giáo tôn rất cao bằng chữ Hiếu và chữ Đễ. Hiếu là "nết đầu trong trăm nết". Người con hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn, là ý nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được vui sướng, là sự giữ mình không làm điều gì phiền lụy đến cha mẹ, là quyết chí lập thân hành đạo, nêu cao thanh danh, làm vinh hiển cha mẹ.

Đễ là đạo nghĩa đối với đàn anh trong thế hệ của mình. Hiếu đễ lại là cái gốc đạo đức của con người, cho nên đã hiếu và đễ thì các đức tốt khác đều có được, không những trong quan hệ gia đình mà trong cả quan hệ xã hội. Mục đích của Nho giáo khi nêu cao ý nghĩa của Hiếu - Đễ là để phụng sự vua, phụng sự bề trên. Từ đó Nho giáo đi đến chỗ coi trọng giáo dục trong gia đình. Đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội. Nho giáo dạy rằng - thân yêu cha mẹ mình, kế đó mà cư xử có nhân với người đời; kính cha anh của mình, từ đó kính cha anh của người, yêu con trẻ của mình từ đó yêu con trẻ của người. Muốn đánh giá phẩm chất của một người ở ngoài xã hội, muốn

xem có nên cất nhắc và sử dụng họ không, trước hết phải xem người ấy sống trong gia đình ra sao. Một người có đối xử tốt trong gia đình mới có thể đối xử tốt ngoài xã hội.

Nho giáo khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong việc trị nước. Chỉ cần mọi người đều yêu thương cha mẹ mình, bà con mình, kính trọng bậc trưởng thượng của mình, tự nhiên thiên hạ sẽ được thái bình.

Giờ đây đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, gia đình từ đó cũng có nhiều đổi thay. Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp trước kia chủ yếu mang tính chất tập thể thì giờ đây lại chuyển sang tính chất gia đình. Lợi ích của gia đình không phụ thuộc một cách giản đơn vào lợi ích xã hội. Nó đang được phát triển mạnh mẽ trong mối quan hệ hài hòa và hợp lý với lợi ích xã hội. Lợi ích chính đáng của gia đình và cá nhân được tự do phát triển, đang là động cơ thúc đẩy trí tuệ và tài năng, phát huy truyền thống dũng cảm và sáng tạo của cả dân tộc.

Kinh tế thị trường phát triển, cuộc sống của mỗi gia đình được đổi mới... Đó cũng là một trong những tiền đề tốt đẹp để gia đình Việt Nam hoàn thành tốt chức năng đối với xã hội. Nhưng cũng cần nhận thức rằng mặt trái của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh rất nhiều hiện tượng thiêu cực không chỉ trong quan hệ giữa người với người ở ngoài xã hội mà ngay cả trong quan hệ gia

đình. ở Việt Nam, từ trước đến nay vẫn đề cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu với ông bà, cha mẹ. Đó là nét đặc sắc của văn hóa gia đình Việt Nam và văn hóa gia đình phương Đông. Song, trong những năm gần đây, đã có một số gia đình quá yêu chiều con cái; lại có những gia đình không quan tâm, săn sóc ông bà cha mẹ, không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt "lợi ích" lên trên hết, họ đã thúc đẩy các thành viên trong gia đình đối xử với người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ lấy mức độ giàu nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân, sơ trong họ hàng. Cách đối xử đó đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình (họ hàng) bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột với nhau chỉ vì đất đai, nhà cửa làm đau lòng nhiều người.

Hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình. Có gia đình chỉ chú trọng việc nuôi cho ăn học, chú ý đến thành tích học tập mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, bỏ qua việc giáo dục cách ứng xử trong mối quan hệ với người khác. nhiều gia đình đã dung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con cái. Nhiều gia đình, bố mẹ sống buông thả, có những hành vi thất đức mà không hề ý thức được rằng đó là những bài học tự nhiên đối với con cái. Sự lúng túng, bất lực

trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình.

Sự biến đổi phức tạp trong quan hệ gia đình đặt ra vấn đề: cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng gia đình và giáo dục con cái. Đây cũng chính là điều mà mấy chục thế kỷ trước Nho giáo đã đặc biệt quan tâm. Nho giáo đã từng đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ; kêu gọi sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau; khuyến khích việc giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ; những ghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha ông lưu truyền đến các đời con cháu; việc thờ cúng ông bà cha mẹ gắn với việc thờ cúng tổ tiên... góp phần làm khăng khít các mối quan hệ gia đình, gia tộc. Đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần kế thừa, phát huy. Nhưng thật đáng tiếc đã có thời kỳ chúng ta coi nhẹ và gạt bỏ những nhân tố tích cực, hợp lý đó của Nho giáo.

Trong khi đó, những nước có truyền thống Nho giáo trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tìm cách duy trì và khuyến khích những quan hệ gia đình cũ để khai thác những nhân tố gọi là hợp lý đối với yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của giai cấp tư sản. Quan hệ gia đình được mở rộng ra

ngoài xã hội. Nó cũng có thêm mối quan hệ có tính chất gia đình giữa nhà nước và công dân, giữa chủ và thợ. Người chủ vì lợi ích của bản thân đã nhân danh gia đình chăm lo đến lợi ích của công nhân. Người công nhân cũng với tình cảm gia đình. Họ chăm lo đến lợi ích của xí nghiệp và lợi ích của họ phụ thuộc vào mức độ họ đóng góp với xí nghiệp. Truyền thống Nho giáo trong gia đình ở các nước này có tác dụng tích cực trong việc ổn định và phát triển xã hội.

Để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, chúng ta cũng khai thác những yếu tố tích cực của gia đình truyền thống. Nhưng kế thừa, khai thác không có nghĩa là quay lại hoàn toàn với gia đình kiểu cũ.

Trước kia, gia đình bao gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái mở rộng ra ngoài xã hội, là cơ sở của quan hệ vua - tôi, là điểm xuất phát để xây dựng quan hệ bạn bè. Ngày nay, chúng ta đặt lên hàng đầu tình cảm đối với Tổ quốc và nhân dân, nhưng tình cảm ấy trước hết phải được xây dựng và vun trồng từ những tình cảm đầu tiên giữa người với người trong gia đình. Chúng ta thừa nhận rằng, những người có đạo dức ngoài xã hội không thể là những người mất đạo đức, trong gia đình. Chúng ta có thể tiếp thu tinh thần của Nho giáo là muốn đào tạo những con người có đạo đức ngoài xã hội, trước hết phải đào tạo những con người có đạo đức trong gia đình. Trên cơ

sở chữ "Hiếu" của Nho giáo, chúng ta mở rộng thành tình cảm đối với Tổ quốc và nhân dân; "Trung" không phải là "Trung" với vua, với ông chủ bóc lột mà là "Trung" với Tổ quốc là góp phần xây dựng Tổ quốc ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

ảnh hưởng tiêu cực

Gia đình Việt Nam ngày nay được xây dựng trên những quy tắc mới nhằm bảo đảm những quan hệ lành mạnh và có kỹ năng giữa các thành viên trong gia đình. Cùng với việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống, chúng ta còn phê phán và loại bỏ những yếu tố tiêu cực đang ảnh hưởng tới việc xây dựng gia đình văn hóa mới, đang cản trở công cuộc đổi mới ở nước ta.

Chủ nghĩa gia đình, căn bệnh từng bán rễ, ăn sâu trong xã hội cũ giờ đây vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của nhiều người.

Do ảnh hưởng của Nho giáo, trên thực tế việc giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội thường bị phụ thuộc vào tình cảm cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em... Thói chiếu cố, cưu mang rộng rãi đến bà con, họ hàng vẫn còn. ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng cán bộ lợi dụng chức quyền đưa người thân vào cơ quan nắm giữ những chức vụ quyền lực quan trọng, né tránh không dùng những người chính trực để mưu lợi cá nhân. Mặt khác, họ biến các quan hệ cơ quan thành quan hệ kiểu gia đình. Nhìn bề ngoài, kiểu quan hệ này có vẻ ấm cúng, nhưng nó lại

chứa đựng mầm mống mất dân chủ, mất đoàn kết, bè phái và nhiều hành vi tiêu cực khác. Đây là tiền đề đi tới những vụ tham nhũng tập thể có hệ thống, có tính toán chặt chẽ. Các vụ tham nhũng tập thể có khả năng vô hiệu hóa các hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng.

Quan niệm "nhà trước, nước sau" hầu như đã trở thành đạo lý khống chế tư duy và hành động của một bộ phận xã hội.

Chúng ta lên án chủ nghĩa cá nhân của hệ tư tưởng tư sản, đồng thời cũng cần lên án thứ chủ nghĩa cá nhân của những con người; còn mang nặng hệ tư tưởng phong kiến trói chặt mình vào gia đình, một thứ chủ nghĩa cá nhân mà thực chất là chủ nghĩa vị kỷ gia đình. Tình cảm gia đình là tình cảm sâu sắc và thiêng liêng của con người. CNXH không xóa bỏ gia đình mà tạo điều kiện để xây dựng và củng cố gia đình bền vững. Nhưng tình cảm của con người phải vượt qua ngưỡng cửa gia đình, vươn tới tình cảm lớn lao, đó là tình yêu Tổ quốc. Quá nặng tình cảm gia đình, quá tính toán vì danh lợi riêng của gia đình, thiên vị, che đậy cho bà con anh em, kéo bè kéo cánh trong dòng họ để đối lập với lợi ích công cộng của địa phương và xã hội là điều cần lên án và loại bỏ.

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng phê phán những quan điểm và hành vi lệch lạc trong quan hệ gia đình. Người đã nêu rõ tình trạng kéo bè kéo cánh, đưa bà con bạn hữu không có tài năng gì

vào chức này chức nọ mà quên mất rằng việc là việc công chứ không phải việc riêng gì của dòng họ ai.

Người còn căn dặn phải cân nhắc, lựa chọn giữa gia đình to (cả nước) với gia đình nhỏ. Người cách mạng bao giờ cũng chọn gia đình to. Đến CNXH hay CNCS, gia đình chung đã có hạnh phúc thì gia đình riêng cũng có hạnh phúc. Vì vậy trong lúc cách mạng gay go phải chọn cái lớn. Nếu phải hy sinh gia đình nhỏ cho gia đình lớn cũng phải làm.

Nhân dân ta đã từng đổ mồ hôi, xương máu để giành lại độc lập; tự do, xây dựng một cuộc sống bình đẳng và dân chủ. Gia đình phải là nền tảng của xã hội mới, phải góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề gia đình sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước, vừa khai thác những truyền thống tốt đẹp của gia đình cũ, trong đó có những nhân tố tích cực của Nho giáo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w