Phân biệt rõ những yếu tố tích cực và tiêu cực của Nho giáo với những yếu tố tích cực và tiêu cực mới nảy sinh từ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 116)

Nho giáo với những yếu tố tích cực và tiêu cực mới nảy sinh từ kinh tế thị trường

Hiện nay, những yếu tố tích cực và tiêu cực của Nho giáo tiếp tục tồn tại đan xen với những yếu tố tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường. Tuy vậy trong nhận thức, cần có sự phân biệt rõ ràng để chúng ta nhìn nhận rõ hơn những yếu tố tích cực của Nho giáo cần phát triển cũng như những phản giá trị cần gạt bỏ.

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa ở nước ta trong thời gian qua cho thấy:

Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặt khác cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội [12, tr. 26].

Trước hết có thể thấy, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã góp phần to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống của nhân dân. Kinh tế thị trường kích thích tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của con người, hình thành một cách phổ biến các nhân cách độc lập, phát triển tính tự chủ của cá nhân. Kinh tế thị trường là nơi đánh giá khách quan sản phẩm hàng hóa, tạo sự sàng lọc tự nhiên với hàng hóa và con người, buộc con người phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc nếu muốn tồn tại và phát triển. Đây cũng là nơi buộc các chủ thể kinh tế phải năng động sáng tạo, thường xuyên chú ý cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa phương pháp làm việc để đạt hiệu quả cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của xã hội. Kinh tế thị trường với việc xóa bỏ chủ nghĩa bình quân, thực hiện phân phối

theo lao động sở hữu... đã và đang tạo cơ sở khách quan để thực hiện tự do, bình đẳng, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi trong thời bao cấp, đem lại cách nhìn mới về mối quan hệ giữa lợi ích (nhất là lợi ích kinh tế) với đạo đức. Kinh tế thị trường tạo môi trường để mỗi người có thể làm giàu cho mình và đóng góp vào sự phát triển của đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự tăng trưởng về kinh tế do cơ chế thị trường đem lại bảo đảm cơ sở kinh tế cho việc thực hiện chính sách xã hội (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển giáo dục...) và các phong trào nhân đạo khác.

Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng chứa đựng những khuyết tật, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên đã dẫn đến khuynh hướng ít quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của xã hội mang lại lợi nhuận thấp. Việc chạy theo lợi nhuận thuần túy có thể gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái, an ninh quốc gia và những vấn đề văn hóa - xã hội khác.

Sự phân hóa giàu nghèo quá mức dẫn tới những bất công xã hội cũng là do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra.

Các loại tệ nạn xã hội có nguyên nhân từ mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang gây nên hậu quả nghiêm trọng trong đời sống xã hội.

Tham nhũng - tệ nạn của mọi tệ nạn đã và đang là quốc nạn.

Điển hình là vụ Tamexco được coi là một trong những vụ án tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay với 22 bị cáo hầu hết là cán bộ nhà nước, làm thiệt hại số tiền của Nhà nước và nhân dân lên đến 466 tỷ đồng. Vụ án FPCO - Minh Phụng là vụ xâm phạm tài sản XHCN cực kỳ nghiêm trọng với tổng số tiền bị chiếm đoạt là 3.547 tỷ 204 triệu đồng và 25 triệu 430 nghìn USD [16, tr. 8]. Hậu quả do nó gây ra không chỉ đặc biệt lớn về tài sản mà còn thiệt hại về con người, ảnh hưởng xấu trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Các hiện tượng buôn lậu, làm hàng giả, tệ nạn ma túy, mại dâm... có chiều hướng gia tăng.

Không thể lý giải rằng những hiện tượng tiêu cực trên là tàn dư của Nho giáo còn rơi rớt lại trong đời sống xã hội, mà phải thẳng thắn thừa nhận đó là những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, từ những sơ hở trong hệ thống pháp luật, trong quản lý kinh tế xã hội. Vì vậy Đảng, Nhà nước cần có chủ trương, đường lối đúng đắn để tạo ra hành lang pháp lý cho cạnh tranh kinh tế lành mạnh, tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tất cả mọi người, mọi thành phần kinh tế sao cho họ có thể tham gia vào quá trình kinh tế một cách bình đẳng, đồng thời chú ý đến phát triển xã hội một cách toàn diện theo hướng kết hợp hài hòa tăng trưởng

kinh tế với công bằng xã hội, phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội để đạt mục tiêu cao nhất là phát triển toàn diện con người. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, là một trong những nội dung chủ yếu nhất của đường lối phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Để giải pháp vấn đề này có hiệu quả, Đảng, Nhà nước phải phát huy trí tuệ toàn Đảng, toàn dân ở mức cao nhất để nhận thức và vận dụng quy luật của đời sống hiện thực, từ đó xác định những bước đi đúng đắn trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w