Phát triển nhanh và vững chắc nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 128)

hóa nhiều thành phần định hướng XHCN

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN sẽ tạo ra cơ sở khách quan để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo, đồng thời phát huy những giá trị tích cực của nó trong giai đoạn hiện nay.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN sẽ tạo ra tiền đề kinh tế xã hội cho việc xóa bỏ tận gốc tư tưởng cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa cũng như tư tưởng bảo thủ trong cán bộ và nhân dân. Sản xuất hàng hóa đặt ra nhu cầu trao đổi trên phạm vi rộng lớn, vượt khỏi ranh giới làng xã. Sự trao đổi đó tất yếu phá vỡ tình trạng khép kín tự cung, tự cấp truyền thống, tạo ra thị trường nội địa thống nhất. Ranh giới giữa các địa phương chủ yếu mang ý nghĩa quản lý hành chính. Các địa phương muốn phát triển được không những phải mở rộng trao đổi sản phẩm với các địa phương khác mà còn phải tiến hành hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sản xuất, có khả năng sản xuất ra những mặt hàng có thể

cạnh tranh trên thị trường. Trong điều kiện đó, tư tưởng cục bộ, tách biệt giữa các địa phương sẽ không còn điều kiện để tồn tại. Sự tác động của cơ chế thị trường làm cho tư tưởng bảo thủ, trì trệ luôn bám vào những giá trị bất biến cũng phải thay đổi.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình dân chủ hóa XHCN, khắc phục tư tưởng địa vị, gia trưởng. Trong nền kinh tế hàng hóa, mọi người đều có điều kiện lựa chọn nghề nghiệp, tự do kinh doanh theo quy định của luật pháp. Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá con người về căn bản thoát khỏi tình trạng công thức như căn cứ vào thành phần xuất thân, thâm niên công tác. Có thể nói nền kinh tế hàng hóa mở ra cơ hội rộng lớn cho tất cả mọi người phát triển đồng thời cho phép đánh giá con người một cách khách quan hơn, tư tưởng địa vị, gia trưởng - dấu ấn ngàn đời của Nho giáo sẽ dần dần mất đi.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN về thực chất là quá trình đổi mới kinh tế, là quá trình vừa phát triển lực lượng sản xuất, vừa tạo lập quan hệ sản xuất mới. Lĩnh vực phân phối - bộ phận của quan hệ sản xuất phải được coi trọng. Cần "thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội" [12, tr. 92]. Các hình thức phân phối đó, nhất là hình thức phân phối

theo lao động sẽ góp phần khắc phục tàn dư tư tưởng của xã hội cũ để lại như chây lười, làm ít hưởng nhiều, so bì giữa cống hiến và hưởng thụ; đồng thời kích thích tính sáng tạo và tích cực của người lao động, hình thành phong cách lao động mới.

Như vậy, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN là yếu tố tiên quyết để cải tạo triệt để tồn tại xã hội còn lạc hậu của nước ta hiện nay và do đó cũng là điều kiện để khắc phục các tàn dư tư tưởng Nho giáo, xây dựng tư tưởng XHCN.

3.2.3. Chủ động tham khảo kinh nghiệm khai thác Nhogiáo ở một số nước châu á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore)

Một phần của tài liệu LUẬN văn tư tưởng chính trị cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w