- Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của địa bàn hai xã Nhân Trạch và Đức Trạch: Vị trí địa lí; tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác; dân số; tỉ lệ lao động từng ngành nghề; tỉ lệ hộ nghèo.
- Hoạt động chế biến nước mắm tại địa bàn hai xã: Các hoạt động CBTS tại địa phương; hoạt động chế biến sản phẩm đặc trưng tại địa phương: tỷ trọng nước mắm; Lịch sử phát triển chế biến nước mắm ở địa phương: quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai, số hộ tham gia vào hoạt động chế biến theo thời gian, các hình thức tổ chức sản xuất, quy mô và loại hộ tham gia (khá, trung bình, nghèo); Các loại nước mắm được sản xuất; Đặc trưng sản phẩm nước mắm ở địa phương: mùi vị, các nhãn hiệu; Quy trình kĩ thuật sản xuất nước mắm ở địa phương.
- Chuỗi giá trị sản phẩm chế biến nước mắm tại địa bàn hai xã: Các hình thức tiêu thụ: Đại lí/hộ bán lẻ, bán sĩ; Cá nhân tự tổ chức đưa ra thị trường: % hộ, % sản lượng; Nhóm tổ chức đưa ra thị trường: % hộ, % sản lượng.
- Các thành viên trung gian trong chuỗi và hiệu quả sản xuất, kinh doanh: Các thành viên trung gian; Các kênh phân phối sản phẩm nước mắm, sản lượng phân phối; Giá mua và bán, chi phí, lợi nhuận ở mỗi mắt xích của chuỗi; Những thuận lợi và khó khăn của các thành viên trong chuỗi; Hình thành giá và phân chia lợi nhuận của mặt hàng nước mắm.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chế biến nước mắm tại hai xã: + Ảnh hưởng tích cực: Nguồn nguyên liệu; thông tin thị trường; chiến lược marketing; hỗ trợ của chính quyền địa phương; chất lượng của sản phẩm; chính sách của Nhà nước; vốn; liên kết trong phân phối sản phẩm; nhãn hiệu, mẫu mã; tổ chức hợp tác.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Giá cả; nhãn hiệu; thông tin thị trường; chiến lược marketing; liên kết trong phân phối sản phẩm; vốn, quan hệ, hợp tác; nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường; nguồn gốc sản phẩm, uy tính hộ sản xuất; chất lượng sản phẩm: chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm