Lịch sử phát triển nước mắm tại xã Nhân Trạch và Đức Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

Làm nước mắm là nghề truyền thống của cư dân vùng ven biển tỉnh Quảng Bình nói riêng và một số tỉnh vùng biển nói chung. Nghề nước mắm được truyền từ đời này sang đời khác trong các gia đình ngư dân ven biển. Hầu hết những người tham gia chế biến nước mắm là người lớn, đã gắn bó với nghề, thế hệ trẻ tham gia rất ít. Tại xã Nhân Trạch, tỉ lệ hộ có hơn 20 năm kinh nghiệm chế biến nước mắm rất cao, đây là những hộ có quy mô vừa, một hộ chuyển sang sản xuất theo hình thức HTX. Do có lâu năm chế biến nên những hộ này có mối liên hệ với khách hàng chặt chẽ, đặc biệt họ có những mối hàng quen ở các tỉnh khác . Hộ sản xuất lâu đời nhất là bắt đầu vào năm 1983 (32 năm) và hộ mới nhất bắt đầu sản xuất là vào năm 2009 (6 năm). Chế biến nước mắm ở xã Nhân Trạch tập trung ở hai vùng là vùng trung tâm của xã và xóm Đò với 223 hộ làm nghề nhưng đang dần bị thu hẹp do khó khăn trong việc bán sản phẩm đầu ra. Do vậy, ngoài việc giảm quy mô sản xuất nước mắm để chuyển sang hình thức chế biến khác như cá khô, mắm thính hoặc ruốc thì không ít hộ bỏ hẳn nghề chế biến nước mắm sang chế biến cá khô, một số hộ bỏ nghề di cư đi nơi khác hoặc đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Hộp 1: Lịch sử phát triển nước mắm

Bà Nguyễn Thị Chiến, hộ chế biến nước mắm xã Nhân Trạch cho biết: “Nghề chế biến nước mắm là do ông bà, cha mẹ truyền lại, có từ hàng trăm năm nay, chủ yếu là làm thủ công rồi vừa ăn vừa bán để kiếm thêm thu nhập”.

Xã Đức Trạch có 7 thôn thì các hộ tham gia CBTS phân bố đều cả 07 thôn. Trung bình mỗi hộ dân đều có hơn 20 năm kinh nghiệm chế biến nước mắm. Hộ chế biến lâu đời nhất vào năm 1974 và có một số hộ mới tham gia chế biến vào năm 2011.

Tỷ lệ số hộ tham gia vào chế biến nước mắm của xã Đức Trạch là 29,95% cao hơn xã Nhân Trạch gần 20%. Tuy nhiên, tại mỗi xã đều có làng nghề sản xuất nước mắm. Nhân Trạch có làng nghề nước mắm Nhân Nam, Đức Trạch có làng nghề Quy Đức. Cả hai làng nghề này đang được UBND huyện và UBND xã đầu tư phát triển, tạo thế mạnh của vùng. Hiện nay, làng nghề nước mắm Nhân Nam đang được trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ các dự án Phát triển hỗ trợ nên các sản phẩm nước mắm ở đây sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt hơn, sản phẩm được quảng bá rộng rãi tại các hội chợ lớn của tỉnh, toàn quốc và tại Lào.

Từ sản phẩm thủ công, nhiều hộ gia đình đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô chế biến nước mắm theo xu hướng công nghiệp như: HTX Nhân Nam (Nhân Trạch), HTX Quy Đức (Đức Trạch). Điểm chung của các cơ sở sản xuất nước mắm này là xây dựng được nhãn hiệu dựa trên chất lượng, uy tín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)