4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ SỬ DỤNG CÁM
CÁM GẠO VÀ BỔ SUNG ENZYME PHYTASE TRONG THỨC ĂN GIA CẦM 1.3.1. Các nghiên cứu về cám gạo trong thức ăn gia cầm
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu cám gạo trong thức ăn gia cầm trên thế giới
Ở tài liệu quốc tế, nhiều nghiên cứu thành công đã miêu tả rằng cám gạo có thể sử dụng trong khẩu phần ăn của gia cầm. Farrell (1994) đã kết luận rằng cám gạo Úc nguyên dầu hay trích ly có thể cho gà thịt ăn ở mức 20 % của khẩu phần mà không bổ sung thêm enzyme.
Martin và cs (1998) đã nghiên cứu để cải thiện giá trị dinh dưỡng của cám gạo cho gia cầm. Thí nghiệm trên 222 con gà 3 ngày tuổi được ăn khẩu phần có mức cám gạo 20%, 40% và bổ sung 2 loại chế phẩm lipase và biosurfactant. Kết quả cho thấy rằng khi bổ sung 2 chế phẩm này không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà nhưng gà ăn khẩu phần 20% cám gạo tăng trọng nhanh hơn (23%) và cải thiện FCR (10%) so với khẩu phần 40% cám gạo. Một thí nghiệm khác của họ cũng chỉ ra rằng gà ăn khẩu phần không có cám gạo tăng trọng nhanh hơn và lượng ăn vào nhiều hơn khẩu phần có 40% cám gạo.
Attia và cs (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của của các mức cám gạo 0%, 7,5%, 15% và 30% trên gà thịt Hubbard giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi, kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo càng cao thì khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn càng thấp.
Adrizal và cs (1996) đã nghiên cứu các mức cám gạo đã trích ly dầu bao gồm 0%, 7,5%, 15% và 22,5 % trong các khẩu phần ăn được phối trộn cùng mức protein 22% và năng lượng 3000 Kcal ME/kg trên 220 con gà trống Ross được nuôi từ 4 đến
35 ngày tuổi. Kết quả cho thấy rằng trọng lượng gà lúc 35 ngày tuổi và hệ số chuyển hóa thức ăn không bị ảnh hưởng bởi các mức cám gạo. Tuy nhiên một số ý kiến lo ngại rằng việc sử dụng tỉ lệ lớn cám gạo đã trích ly dầu có thể làm giảm hấp thu phốt pho ở gà do trong cám có chứa một lượng nhất định axit phytic và dạng muối của nó, phytate. Thí nghiệm được Adrizal (1996) tiến hành nhằm đánh giá tác động của men phytase - một men thủy phân axit phytic để giải phóng phốt pho thành dạng có thể hấp thu, lên khả năng hấp thu phốt pho của gà thịt thông qua tỉ lệ tro của xương chày. Gà thịt được cho ăn khẩu phần chứa đến 22.5% cám gạo đã trích ly không bổ sung và có bổ sung phytase (665 IU/kg thức ăn). Kết quả cho thấy dù có hay không có bổ sung phytase thì cũng không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ tro xương chày. Kết quả cho thấy rằng, với khẩu phần thức ăn có 22.5% cám gạo đã trích ly có thể được sử dụng thành công trong chăn nuôi gà thịt.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu cám gạo trong thức ăn gia cầm ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về mức cám gạo cho gà nhưng cám gạo là một thành phần nguyên liệu chính không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia cầm người ta thường bổ sung từ 5 đến 10% cám gạo vào khẩu phần cho gà con và mức cao nhất cho gà trưởng thành là 10 đến 20%..
Theo kết luận từ nghiên cứu của Trần Sáng Tạo và cs (2014) thì khẩu phần ăn được phối hợp đến 10% cám gạo có thể sử dụng để nuôi gà địa phương từ 5-11 tuần tuổi nhằm sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và hạ giá thành sản phẩm. Khi gà nuôi bằng khẩu phần ăn có tỷ lệ cám gạo 20% hay 30%, khả năng sinh trưởng và tiêu hoá thức ăn của gà bị giảm xuống.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về việc sử dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước thế giới và trong nước
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Từ vài năm qua, sự bổ sung enzyme phytase khẩu phần ăn của gia cầm đã tăng lên đáng kể, chủ yếu với mối quan tâm cao vì ô nhiễm của phốt pho trong môi trường và là phương tiện rẻ hơn để làm cho phốt pho có sẵn cho gia cầm từ phytate. Phytate là hình thức chủ yếu của phốt pho, được tìm thấy nhiều trong hạt ngũ cốc, đậu và được sử dụng trong khẩu phần ăn cho gia cầm nhưng các động vật dạ dày như chim, gia cầm không thể sử dụng nguồn phốt pho này do thiếu enzyme phytase nội sinh. Để đáp ứng yêu cầu phốt pho của các loài chim, gia cầm, phốt pho vô cơ được thêm vào khẩu phần ăn gia cầm, do đó dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường vì một số lượng lớn phốt pho được bài tiết trong phân. Phytase được sử dụng để giải quyết vấn đề này, trong đó phytase có tác dụng tích cực đến tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tiêu hóa
protein, axit amin, sử dụng năng lượng, duy trì khoáng, phát triển xương của gà thịt do tác dụng thủy phân trực tiếp trên phytate (Khan và cs, 2013).
Ravindran và cs (1999), đã nghiên cứu và cho biết: bổ sung phytase vào khẩu phần có phốt pho phytin cao có tác dụng tích cực tới khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng, tiêu hóa Ca, P và các axit amin khác.
Ravindran và cs (2004), đã nghiên cứu sử dụng phytase cho gà con, gà thịt và theo dõi ảnh hưởng của nó đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, tác giả cho biết: khi bổ sung phytase trong khẩu phần ăn cho gà đã được cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng ở hồi tràng và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các axit amin trong khẩu phần.
Biehl và cs (1995), cho biết: bổ sung phytase trong khẩu phần ăn của gia cầm có tác dụng cải thiện chế độ ăn và khả năng tiêu hóa phốt pho cho gia cầm.
Sebastion và cs (1997), khi đánh giá khả năng tiêu hóa protein, axit amin trong khẩu phần ăn sử dụng ngô, đậu tương có bổ sung phytase cho gà thịt, cho biết: bổ sung phytase vào khẩu phần ăn có Ca, P thấp vừa có tác dụng tăng khối lượng cơ thể, giảm tiêu tốn thức ăn, đáp ứng nhu cầu của gia cầm nhưng chưa có tác dụng tới việc tăng tỷ lệ tiêu hóa protein.
Carrie (2006), đã nghiên cứu ảnh hưởng của phytase trong khẩu phần có P cao tới hệ số tiêu hóa hồi tràng Ca, P của gà thịt ở 42 ngày tuổi, cho thấy: hệ số tiêu hóa Ca ở hồi tràng dao động từ 29,17 - 54,83%, P dao động từ 31,47 - 63,66%. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy , tỷ lệ tiêu hóa Ca, P của gà ở giai đoạn 1-21 ngày tuổi ăn khẩu phần có bổ sung ăn phytase cao hơn nhiều lần so với gà ở giai đoạn từ 21 - 42 ngày tuổi.
Mananghi và cs (2006), nghiên cứu ảnh hưởng của phytase trong khẩu phần ăn cho gà có sử dụng các loại đỗ tương khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này là: đậu tương là nguyên liệu có chứa khoảng 0,62% phốt pho tổng số trong đó có 0,4% tồn tại ở dạng phytate được coi là có giá trị sinh học thấp cho gia cầm, phytate P trong đậu tương có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu , loại đất và các giống đâu tương khác nhau. Từ ý tưởng đó tác giả đã sử dụng 18 mẫu đậu tương là nguyên liệu cho thí nghiệm và bổ sung thêm phytase. Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hóa thức ăn được cải thiện đáng kể ở những nghiệm thức được bổ sung phytase so với nghiệm thức không bổ sung phytase ở tất cả các khẩu phần được sử dụng đậu tương khác nhau.
Natuphos là sản phẩm được điều chế từ 3 - phytase (EC 3.1.3.8) do cải biến trên của nấm Aspergillus niger (CBS 101.672) được phép dùng cho gà nuôi béo, gà đẻ, gà tây, lợn con sau cai sữa, lợn nuôi béo. Natuphos có hàm lượng 5000 FTU/g. Khi bổ sung Natuphos phytase vào khẩu phần lợn, P có thể tiêu hóa tăng lên 27 - 30% (khi bổ sung 500 FTU, lượng P tiêu hóa tăng lên 0,8 g/kg thức ăn) và giảm 22% lượng P bài
tiết vào phân. Để phân giải được 1,1g P tiêu hóa, với gà thịt cần sử dụng 500 FTU, còn với gà mái đẻ thì cần 300 FTU; với mức sử dụng này, trung bình giảm được 30% lượng P thải vào môi trường.
Hãng Danisco cũng lợi dụng trên phytase trong E.coli để điều chế Ronozyme, Phyzyme XP là những phytase thương phẩm có khả năng giải phóng được nhiều P (trong đỗ tương) hơn so với Natuphos và tăng khả năng tiêu hóa P và can xi ở lợn, gà. Theo bảng này, cứ sử dụng 500 FTU/kg thức ăn vật nuôi có thể thay thế cho 1,3kg dicalcium phosphate (DCP) dùng trộn thức ăn hỗn hợp cho lợn, gà.
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về sử dụng men phytase trong thức ăn cho chăn nuôi gia cầm. Đỗ Hữu Phương (2004) cho rằng việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn của gà không những cải thiện được khả năng sinh trưởng của gà mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra.
Nguyễn Thu Quyên và cs (2011) kết luận rằng việc bổ sung phytase vào khẩu phần gà thịt chứa tỷ lệ phytate phốt pho cao hay thấp đều có tác dụng nâng cao khả phần gà thịt chứa tỷ lệ phytate phốt pho cao hay thấp đều có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của gà, lượng canxi và phốt pho trong phân giảm đáng kể, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thí nghiệm được chia làm 4 nghiệm thức tương ứng với hai giống gà, 2 dạng khẩu phần có tỷ lệ P. phytin cao và P. phytin thấp có và không bổ sung phytase 5000 với liều 1g/1kg thức ăn. Bổ sung men phytase vào khẩu phần ăn cho gà thịt có ảnh hưởng tích cực đến khả năng khoáng hóa xương cũng như cải thiện khả năng tiêu hóa Ca, P của gà thịt. Hàm lượng khoáng tổng số tăng 4,65- 6,12 % ở gà Ross 508 và 4,15 - 7,54 % ở gà Ri lai của cả hai dạng khẩu phần. Khẩu phần có P. phytin cao, tỷ lệ tiêu hóa phốt pho tăng 12,75 % so với nghiệm thức không bổ sung phytase ở gà Ross 508 và 14,77 % ở gà Ri lai. Tương tự, ở khẩu phần có P phytin thấp, nghiệm thức được bổ sung phytase tỷ lệ tiêu hóa phốt pho tăng 12,82 % ở gà Ross 508 và 12,09 % ở gà Ri lai. Tỷ lệ tiêu hóa can xi của gà thịt cũng bị ảnh hưởng bởi khẩu phần có P. Phytin khác nhau có và không bổ sung phytase. Khẩu phần có P. phytin cao tỷ lệ tiêu hóa can xi tăng lên 19,59 % so với nghiệm thức không bổ sung phytae ở gà Ross 508 và 7,86 % ở gà Ri lai. Ở khẩu phần có P. phytin thấp, tỷ lệ tiêu hóa Ca cũng tăng lên 7,50 % ở gà Ross 508 và 4,25 % ở gà Ri lại. Qua kết quả thu được từ thí nghiệm cho thấy bổ sung 1g phytase 5000 chịu nhiệt trong 1kg thức ăn cho gà thịt có tác dụng tốt cho khoáng hoá xương, tăng tỷ lệ tiêu hoá Ca và P, giảm thải lượng P và Ca qua phân ra môi trường.
Nguyễn Thu Quyên và cs (2011) cũng đã tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần có các mức Ca, P đến tiêu hóa Ca, P và sức sản xuất của gà Ross 508. Thí nghiệm được chia làm 6 nghiệm thức tương ứng với 3 mức Ca, Pav 1,0 - 0,90 - 0,80% có và không bổ sung phytase 5000 với liều 1g/1kg thức ăn.
Bổ sung men phytase vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng cơ thể, tăng từ 9,62% ở khẩu phần cơ sở 1, 7,20% ở khẩu phần cơ sở 2 và tăng 1,75% ở khẩu phần cơ sở 3 giữa nghiệm thức được bổ sung phytase với nghiệm thức không bổ sung phytase. Tương tự như vậy hệ số chuyển hóa thức ăn giảm từ 10,86 - 13,63 - 15,51% ở các khẩu phần so với nghiệm thức không bổ sung phytase. Hàm lượng khoáng tổng số cũng có sự biến động tỷ lệ thuận với tỷ lệ canxi, phốt pho trong khẩu phần, khẩu phần có mức Ca, Pav cao nhất cho khả năng khoáng hóa xương tốt nhất và khẩu phần có hàm lượng Ca thấp cho tỷ lệ khoáng hóa xương thấp nhất. Khả năng khoáng hóa xương cũng có sự biến động rõ rệt ở nghiệm thức được bổ sung phytase so với nghiệm thức không bổ sung phytase, hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân tăng từ 3,88 - 4,38 và 4,72% ở nghiệm thức được bổ sung phytase với cả 3 dạng khẩu phần.
Trần Sáng Tạo và cs (2014) đã nghiên cứu bổ sung phytase cho gà địa phương và cho biết khi tỷ lệ cám gạo trong khẩu phần ăn tăng lên 20%-30%, việc bổ sung enzyme phytase 5000 chịu nhiệt với liều 1g/kgTA đã mang lại hiệu quả tốt, tăng khả năng sinh trưởng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Việc tăng tỷ lệ tiêu hóa Ca và P trong thức ăn của gà sẽ góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra.
Bên cạnh đó ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu sự bổ sung phytase vào các đối tượng khác như nghiên cứu của tác giả Hồ Trung Thông (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Protease, Amylase và phytase vào khẩu phần đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn F1 (Landrace x Yorkshire), kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung chế phẩm enzyme thương mại nói trên đã cải thiện được khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn. Tác giả cũng cho biết, tuy sự khác nhau là không có ý nghĩa thống kê, với mức bổ sung 0,10 % chế phẩm (2000 IU protease + 56 IU amylase + 250 IU phytase /kg thức ăn) mang lại kết quả cao hơn so với các mức bổ sung khác, mức bổ sung này đã làm tăng khối lượng lên 7,54 %, giảm tiêu tốn thức ăn 4,22 % so với nghiệm thức đối chứng.
Nguyễn Thị Thành và cs (2011), đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase và dicalci phosphate trong thức ăn lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và phospho của cá tra giống. Thí nghiệm được thiết kế với 6 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm (Đ/c; 0,5 DCP; 1,0 DCP; 1,5 DCP và 750 FTU; 1500 FTU phytase/kg thức ăn). Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung dicalci phosphate (1,0 - 1,5 %) và bổ sung phytase ở mức 750 FTU /kg và 1500 FTU/kg thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống nhưng lại giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá tra, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và phốt pho của cá tra. Khi đo độ tiêu hóa cho thấy bổ sung phytase giúp cải thiện khả năng tiêu hóa phốt pho của cá tra và đạt hiệu quả cao nhất ở mức bổ sung phytase là 1500 FTU/kg thức ăn.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gà Ri lai nuôi từ 4 -10 tuần tuổi - Enzyme phytase 5000 chịu nhiệt
- Cám gạo ở các mức khác nhau 7,5%, 15,0% và 22,5%
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian
- Đề tài được tiến hành từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015
2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm nghiên cứu vật nuôi, Viện nghiên cứu phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Huế
- Phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi - Thú ý, Trường Đại học Nông Lâm Huế
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với 2 thí nghiệm được trình bày dưới đây:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau (7,5%,