Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến khả năng tích lũy Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 61 - 63)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến khả năng tích lũy Ca

lũy Ca và P trong thức ăn của gà thí nghiệm

Ca và P là hai khoáng chất quan trọng trong thức ăn của gà, chính vì vậy việc tích lũy hai chất này ảnh hưởng lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của gà. Bảng 3.10 cho thấy rằng mức cám gạo cao trong khẩu phần ăn đã làm giảm việc hấp thụ Ca và P của gà, giá trị hai chỉ tiêu này ở nghiệm thức 1 (22,5%CG) lần lượt chỉ đạt 21,37 và 34,99 so với 33,62 và 47,81 ở nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên có vẻ như enzyme phytase đã góp phần làm giảm tác dụng tiêu cực của tỷ lệ cám gạo cao trong khẩu phần ăn đến việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng, bằng chứng là chỉ tiêu Ca và P ở nghiệm thức 2 (có bổ sung enzyme) đã cao hơn so với nghiệm thức 1 (không enzyme) lần lượt 18,86% và 9,97%, đưa tỷ lệ tiêu hóa Ca và P đạt 25,40 và 38,48. Sự khác biệt này càng đáng chú ý khi nó có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) khi so sánh giá trị Ca và P của hai nghiệm thức cùng mức cám gạo 22,5% (1 và 2) với nghiệm thức đối chứng. Mặc dù sự bổ sung enzyme phytase đã có tác động tích cực đến việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà, đã làm cho khả năng tích lũy Ca và P tăng lên đáng

kể nhưng khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai nghiệm thức cùng mức cám gọa 22,5% trong đó có và không bổ sung enzyme phytase.

Bảng 3.10: Khả năng tích lũy Ca và P trong thức ăn của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (22,5%CG) 2 (22,5%CG + E)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM

Ca 33,62b 0,94 21,37a 1,42 25,40a 0,46 P 47,81b 1,52 34,99a 0,74 38,48a 1,04

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Như vây, có thể nói rằng enzyme phytase đã phát huy được tác dụng trong việc tăng khả năng tích lũy P và Ca trong thức ăn của gà. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc chăn nuôi với khẩu phần ăn dựa vào nhiều các sản phẩm phụ từ sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là cám gạo.

Kết luận của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Attia và cs (2003) kết quả của họ chỉ ra rằng bổ sung enzyme phytase đã cải thiện đáng kể tỷ lệ tiêu hóa Ca, P. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu này tác giả cho biết ở các mức cám gạo khác nhau khi bổ sung enzyme phytase đều cho tỷ lệ tiêu hóa Ca cao hơn P. Cụ thể ở khẩu phần có 30% cám gạo bổ sung enzyme phytase thì tỷ lệ tiêu hóa Ca là 49,1 %, tỷ lệ tiêu hóa P là 52,5 %. Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi. Có sự khác biệt này theo chúng tôi có thể là do giống gà của 2 nghiên cứu này khác nhau. Tác giả này đã nghiên cứu gà thịt Hubbard. Theo nghiên cứu của Trần Sáng Tạo và cs (2014), tỷ lệ cám gạo trong khẩu phần thức ăn cho gà địa phương tăng lên 20%-30%, việc bổ sung enzyme phytase 5000 chịu nhiệt với liều 1g/kgTA đã mang lại hiệu quả tốt, tăng khả năng sinh trưởng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Việc tăng tỷ lệ tiêu hóa Ca và P trong thức ăn của gà sẽ góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 61 - 63)