Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 47 - 49)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí

thí nghiệm ở các mức cám gạo khác nhau có ý nghĩa thống kê diễn ra hầu hết ở các tuần tuổi (trừ tuần tuổi thứ 4 và 5), trong đó sự khác biệt đáng kể và luôn có ý nghĩa thống kê khi so sánh khối lượng cơ thể gà của nghiệm thức 3 (mức cám gạo 22,5%) với nghiệm thức đối chứng (0%CG).

3.1.2. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm gà thí nghiệm

Kết quả phân tích ở phần 3.1 đã cho thấy rằng, khối lượng cơ thể gà thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng luôn đạt cao và có tỷ lệ tăng cao nhất trong các nghiệm thức thí nghiệm ở các mức cám gạo khác nhau, điều này được khẳng định một lần nữa ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.2 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối trung bình chung qua các tuần tuổi đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng với 13,20 g/con/ngày. Giá trị này có xu hướng giảm dần ở các nghiệm thức với mức cám gạo tăng dần và đạt thấp nhất ở nghiệm thức 3 với mức cám gạo 22,5%, với chỉ bình quân tăng 11,90 g/con/ngày (trong khi con số này ở nghiệm thức 1 và 2 lần lượt là 12,56 g/con/ngày và 12,20 g/con/ngày). Nhìn chung có sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tại các tuần tuổi giữa các nghiệm thức nhưng chưa có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối trung bình qua các tuần tuổi giữa nghiệm thức 3 với nghiệm thức đối chứng thì khác biệt đã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này không xảy ra khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối trung bình giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 với nhau cũng như giữa nghiệm thức 1 và 2 với nghiệm thức đối chứng. Để có cái nhìn tổng quan hơn về sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi chúng ta xem xét cụ thể xu hướng biến động ở biểu đồ 3.2.

Bảng 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của gà

nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau (g/con/ngày)

Tuần tuổi

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM Mean SEM

5 10,93 0,34 9,28 0,35 9,48 0,23 9,15 1,05 6 11,67 0,72 11,00 0,58 11,24 0,34 10,61 0,60 7 14,17 0,81 13,97 0,28 13,29 0,69 14,13 0,74 8 16,70 0,51 15,66 0,08 15,56 0,29 15,39 0,47 9 13,80 0,83 13,60 1,45 13,48 0,77 12,86 0,41 10 11,96 0,44 11,87 1,83 10,16 0,47 9,23 0,44 TB 13,20b 0,52 12,56ab 0,61 12,20ab 0,54 11,90a 0,62

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Biểu đồ 3.2: Xu hướng biến động sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau

Biểu đồ 3.2 thể hiện rằng, sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ở các mức cám gạo khác nhau qua các tuần tuổi chia làm 2 giai đoạn rõ ràng, giai đoạn đầu, tuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 47 - 49)