Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến lượng ăn vào của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 49 - 52)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến lượng ăn vào của gà thí nghiệm

đồng đều giữa các mức cám gạo khác nhau, rồi đạt lớn nhất tại tuần tuổi thứ 8 trước khi bắt đầu giảm xuống từ tuần tuổi thứ 9 (bắt đầu cho giai đoạn sau). Mặc dù có sự biến động tăng và giảm rõ ràng qua hai giai đoạn tuy nhiên tính trong suốt thời gian nuôi thí ngiệm, sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm của các nghiệm thức có xu hướng tăng đáng kể (thể hiện qua đường xu hướng - Linear của các mức cám gạo).

Tóm lại, dù có cùng xu hướng tăng trong suốt thời gian nuôi nhưng nhìn chung sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm với có mức cám gạo 22,5 % thấp nhất so với những nghiệm thức khác. Tuy sinh trưởng tuyệt đối tại từng tuần tuổi giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối trung bình qua các tuần tuổi của nghiệm thức 3 (22,5%CG) với nghiệm thức đối chứng thì sự khác biệt này đã có ý nghĩa thống kê.

3.1.3. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến lượng ăn vào của gà thí nghiệm nghiệm

Số liệu bảng 3.3 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% đạt đến 78,04 g/con/ngày tại tuần tuổi thứ 10, gấp 2,14 lần so với lượng thức ăn tiêu thụ ở tuần tuổi thứ 5, tính bình quân lượng thức ăn tiêu thụ tăng 16,48%/tuần, cao nhất trong tất cả các nghiệm thức thí nghiệm ở các mức cám gạo khác. Mức tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm khi so sánh giữa tuần tuổi thứ 10 và thứ 5 ở các mức cám gạo 0%, 7,5% và 15% lần lượt gấp 2,11 lần, 1,88 lần và 2,03 lần; mức tăng bình quân lần lượt đạt 16,15%, 13,40% và 15,18%/tuần. Tính trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm, khối lượng thức ăn thu nhận có xu hướng tỷ lệ thuận với tỷ lệ cám gạo càng tăng, từ 50,83 g/con/ngày ở mức cám gạo 0% lên 59,44 g/con/ngày ở mức cám gạo 22.5% (xu hướng này được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.3).

Ngoại trừ tại tuần tuổi thứ 7, thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm tại hầu hết các tuần tuổi có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê giữa các mức cám gạo khác nhau, giá trị p tại các tuẩn tuổi 5, 6, 8, 9 và 10 đều nhỏ hơn 0,05. Cụ thể, tại tuần tuổi thứ 5, mức tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% và 7,5% khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng. Tại tuần tuổi thứ 6 và thứ 10, khối lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các mức cám gạo còn lại, trong khi mức 15% và 7,5% chỉ khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng. Trong khi đó, tại tuần tuổi thứ 8 và thứ 9 cũng như ở mức tiêu thụ trung bình chung qua các tuần tuổi, lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất các mức cám gạo còn lại, còn giữa các mức cám gạo 7%, 15% và nghiệm thức đối chứng không thể hiện được điều này.

Bảng 3.3: Thức ăn thu nhận của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau (g/con/ngày) Tuần tuổi Nghiệm thức ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM Mean SEM

5 32,42b 0,88 35,16a 0,49 34,22ab 0,49 36,39a 0,38 6 45,47bc 0,35 46,90b 1,63 41,00c 0,58 52,44a 1,57 7 47,75 1,81 47,05 0,95 46,42 1,41 52,10 0,35 8 51,00b 3,06 52,33b 0,67 54,00b 0,58 67,33a 1,20 9 59,78b 0,27 59,47b 1,58 60,84b 0,57 70,36a 0,86 10 68,54bc 0,58 65,94c 0,38 69,36b 0,69 78,04a 0,99 TB 50,83b 2,80 51,14b 2,41 50,97b 2,89 59,44a 3,39

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Biểu đồ 3.3: Xu hướng biến động lượng thức ăn thu nhận của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau

Qua biểu đồ 3.3 ta thấy, (trong thời gian thí nghiệm) tuổi gà thí nghiệm càng lớn thì lượng tiêu thụ thức ăn càng tăng và sự gia tăng này khá ổn định. Điều này hoàn

toàn phù hợp với quy luật phát triển bình thường của gà (khối lượng cơ thể gà tăng thì nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng vì vậy lượng ăn vào sẽ nhiều hơn), ngoại trừ những tác động tiêu cực mang tính khác quan đến gà nuôi như thời tiết, dịch bênh. Trong khi xu hướng biến động lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng và ở các mức cám gạo 7,5% và 15% có xu hướng gia tăng khá đồng đều (nhất là từ tuần thứ 7 trở đi) thì mức tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% có sự gia tăng cao hơn và khác biệt hơn so với những mức cám gạo còn lại (đã được phân tích cụ thể ở bảng 3.3).

Đánh giá một cách tổng quát, kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi của gà thí nghiệm càng cao thì lượng thức ăn ăn vào càng tăng, xu hướng gia tăng này đúng với xu hướng tăng mức cám gạo từ 0% lên 22,5%. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% hầu hết khác biệt có ý nghĩa thống kê với lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm ở các mức cám gạo còn lại.

3.1.4. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm tuân theo quy luật mức cám gạo càng tăng thì tổng khối lượng tăng càng giảm. Tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng đạt cao nhất với mức 554,56 g/con, cao hơn tổng khối lượng tăng đạt thấp nhất ở mức cám gạo 22,5% đến 54,97 g. Ngược lại, tổng thức ăn thu nhận lại tỷ lệ thuận với tỷ lệ cám trong thí nghiệm, mức cám gạo càng tăng thì tổng thức ăn thu nhận càng tăng. Ở mức cám gạo 22,5%, tổng thức ăn thu nhận đạt đến 2.496,62 g/con, cao hơn 361,85 g so với tổng lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng. Sự khác biệt đó có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh nghiệm thức 22,5% với nghiệm thức đối chứng.

Với tổng khối lượng tăng có xu hướng tỷ lệ nghịch với mức tăng tỷ lệ cám gạo ở các nghiệm thức trong khi tổng lượng thức ăn thu nhận lại có xu hướng tăng mạnh đã làm cho chỉ số FCR có xu hướng tăng, ở mức cám gạo 22,5% FCR đạt cao nhất và lên đến 5,00, trong khi chỉ số này đạt thấp nhất chỉ bằng 3,85 ở nghiệm thức đối chứng.

Kết quả số liệu ở bảng 3.4 cũng chỉ ra rằng khi so sánh nghiệm thức 3 với mức cám gạo 22,5% với nghiệm thức đối chứng thì tất cả các chỉ số về tổng khối lượng tăng, tổng thức ăn thu nhận và FCR đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); trong khi đó giữa nghiệm thức đối chứng với các nghiệm thức 1 và 2 hay giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 với nhau thì không có được điều này.

Bảng 3.4: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG) Mean SEM Mean SEM Mean SEM Mean SEM

Tổng KL tăng (g/con) 554,56 b 6,07 527,57ab 20,86 512,52ab 3,57 499,59a 5,44 Tổng TA thu nhận (g/con) 2.134,77 b 28,12 2.148,00b 2,93 2.140,88b 10,71 2.496,62a 20,79 FCR 3,85b 0,02 4,08b 0,16 4,18b 0,01 5,00a 0,05

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Nghiên cứu của Attia và cs (2003) cũng cho kết quả là khẩu phần có tỷ lệ cám gạo càng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng thấp. Tác giả nghiên cứu với 4 mức cám gạo là 0%, 7,5%, 15% và 30% cho gà thịt Hubbard có hệ số FCR tương ứng là 2,33, 2,49, 2,85, 3,42. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Martin và cs (1998) ông cho biết gà ăn khẩu phần 20% cám gạo cải thiện FCR (10%) so với gà ăn khẩu phần 40% cám gạo.

Như vậy, qua thí nghiệm 1 có thể kết luận rằng khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ cám gạo phối hợp trong khẩu phần ăn. Gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo càng cao thì khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn càng thấp. Tại mức cám gạo 22,5 % trong khẩu phần đã ảnh hưởng rõ ràng nhất so với các mức thấp hơn đó là lý do chúng tôi chọn mức cám gạo 22,5 % để bổ sung enzyme phytase ở thí nghiệm 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)