Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến khối lượng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 45 - 47)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến khối lượng của gà thí nghiệm

nghiệm

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy mức cám gạo càng cao thì khối lượng cơ thể và tỷ lệ tăng khối lượng cơ thể càng thấp. Khối lượng cơ thể gà ở nghiệm thức đối chứng (0%CG) tại tuần thứ 10 đạt 836,60 g/con, gấp 2,97 lần khối lượng cơ thể gà ở cùng nghiệm thức tại tuần bắt đầu thí nghiệm, tuần 4, tăng bình quân 19,87%/tuần, cao nhất so với các nghiệm thức thí nghiệm khác. Trong khi đó khối lượng cơ thể gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% đạt thấp nhất với chỉ 781,43 gam/con, chỉ gấp 2,77 lần so với tuần 4, mức tăng bình quân cũng chỉ đạt 18,53%/tuần, các chỉ số tương ứng ở mức cám gạo 7,5% và 15% lần lượt là 2,87 lần, 19,21%/tuần và 2,83 lần, 18,90%/tuần.

Bảng 3.1: Khối lượng cơ thể của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ kệ CG khác nhau qua các tuần tuổi (g/con)

Tuần tuổi

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM Mean SEM

4 282,04 2,22 282,20 1,01 280,80 0,97 281,84 1,24 5 358,53 3,91 347,17 3,44 347,17 2,54 345,90 6,93 6 440,20b 2,82 424,13a 0,92 425,87a 3,29 420,20a 2,71 7 539,37b 6,89 521,90ab 1,75 518,93a 1,88 519,07a 2,57 8 656,30b 3,33 631,50a 1,97 627,87a 3,89 626,78a 5,73 9 752,90b 3,71 726,67ab 10,41 722,19a 4,09 716,82a 3,17 10 836,60b 6,68 809,77ab 28,81 793,32ab 2,69 781,43a 5,07

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm ở các mức cám gạo qua thời gian nuôi có sự khác biệt đáng kể và kết quả càng đáng chú ý hơn khi nó có ý nghĩa thống kê từ tuần tuổi thứ 6 trở đi. Tại tuần tuổi thứ 6 và 8, trong khi khối lượng cơ thể gà thí nghiệm giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p ≥ 0,05) khi so

sánh với nhau nhưng chúng hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) khi so sánh với nghiệm thức đối chứng. Kết quả gần tương đồng như vậy diễn ra tại tuần tuổi thứ 7 và 9, sự khác biệt duy nhất ở đây chính là khối lượng cơ thể gà của nghiệm thức 1 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức so sánh mà thôi, còn khi so sánh khối lượng cơ thể gà thí nghiệm của nghiệm thứ 2 và 3 với nghiệm thức đối chứng thì giữa chúng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tại tuần tuổi thí nghiệm cuối cùng, tuần 10, khối lượng cơ thể gà của nghiệm thức 3 chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05), trong khi đó điều này không xảy ra khi so sánh khối lượng gà thí nghiệm của nghiệm thức 1 và 2 với nghiệm thức đối chứng cũng như khi so sánh giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 với nhau.

Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy, khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và tăng rất đều đặn, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm; đặc biệt gà ở nghiệm thức đối chứng hầu như luôn có khối lượng cơ thể cao nhất trong số các nghiệm thức thí nghiệm với các mức cám gạo khác nhau. Ở những tuần tuổi đầu sự khác biệt về khối lượng gà thí nghiệm gữa các tuần tuổi không lớn, tuy nhiên kể từ tuần tuổi thứ 6 trở về sau thì sự khác biệt này khá rõ ràng.

Biểu đồ 3.1: Biến động khối lượng cơ thể của gà

nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau qua các tuần tuổi

Có cùng với kết luận của chúng tôi là Attia và cs (2003) khi tác giả thí nghiệm các mức cám gạo 0%, 7,5%, 15% và 30% trên gà thịt Hubbard giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi, kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo càng cao thì khối

lượng gà càng giảm. Cụ thể khối lượng gà (g/con) lúc kết thúc thí nghiệm 7 tuần tuổi tương ứng với 4 mức cám gạo 0%, 7,5%, 15% và 30% là 2215,60, 2148,40, 2015,70, 1813,6. So sánh với khối lượng gà Ri lai của thí nghiệm chúng tôi cùng tuần tuổi thì kết quả này cao hơn, một trong những lý do là giống gà của các nghiên cứu này khác nhau. Kết quả chúng tôi cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Martin và cs (1998), tác giả cho biết gà ăn khẩu phần 20% cám gạo tăng trọng nhanh hơn (23%) so với gà ăn khẩu phần 40% cám gạo. Nghiên cứu cùng mức cám gạo 0%, 7,5%, 15%, 22,5% với chúng tôi là tác giả Adrizal và cs (1996) nhưng họ đã kết luận rằng trọng lượng gà không bị ảnh hưởng bởi các mức cám gạo đó. Theo chúng tôi có sự khác biệt này là tác giả đã nghiên cứu trên giống gà Ross - một giống gà có sức sinh trưởng mạnh và sử dụng cám gạo đã trích ly dầu hay cám ổn định chất lượng.

Như vậy ở các mức cám gạo càng cao thì khối lượng cơ thể và tỷ lệ tăng khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 45 - 47)