Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến hàm lượng khoáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 60 - 61)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến hàm lượng khoáng

khoáng tổng số, Ca và P trong xương chày của gà thí nghiệm

Xương chày là xương phát triển nhanh nhất trong cơ thể, do đó xương này được sử dụng để nghiên cứu khả năng khoáng hóa xương. Bên cạnh đó xương chày được coi là nhạy cảm nhất với sự thiếu hụt canxi, phốt pho. Để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung phytase tới khả năng khoáng hóa xương chúng tôi tiến hành lấy mẫu xương chày của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi để phân tích hàm lượng khoáng tổng số, Ca, P tích lũy trong xương.

Bảng 3.9: Hàm lượng khoáng tổng số, Ca và P trong xương chày của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase (g/100g xương )

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (22,5%CG) 2 (22,5%CG + E)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM

KTS 39,35b 0,68 33,64a 0,74 35,70a 0,56 Ca 16,59b 0,39 14,14a 0,47 14,70a 0,18 P 7,06b 0,16 5,99a 0,17 6,15a 0,09

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, các chỉ tiêu về KTS, Ca và P của nghiệm thức đối chứng luôn cao hơn nghiệm thức 1 (với mức cám gạo 22,5%); giá trị các chỉ tiêu này của nghiệm thức đối chứng lần lượt đạt 39,35, 16,59 và 7,06, còn của nghiệm thức 1 là 33,64, 14,14 và 5,99. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm enzyme phytase vào khẩu phần ăn có mức cám gạo cao nhất là 22,5% đã làm cho giá trị các chỉ tiêu KTS, Ca và P đạt cao hơn, lần lượt đạt 35,7, 14,70 và 6,15, tăng hơn 6,12%, 3,96% và 2,67% so với kết quả tương ứng ở nghiệm thức 1.

Kết quả ở bảng 3.9 cũng chỉ ra rằng giá trị các chỉ tiêu KTS, Ca và P có sự khác biệt và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, trong khi giữa hai nghiệm thức có cùng mức cám gạo 22,5% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p ≥ 0,05) nhưng khi so sánh chúng với nghiệm thức đối chứng thì đã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Như vậy, tỷ lệ cám gạo cao trong khẩu phần ăn đã có tác động không tốt đến hàm lượng KTS, Ca và P trong xương chày của gà thí nghiệm tuy nhiên với enzyme phytase được bổ sung vào khẩu phần ăn đã làm cho các chỉ tiêu này cải thiện rất đáng kể. Điều đó cho thấy việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã có tác dụng tích cực trong khả năng khoáng hóa xương giúp cho gà sinh trưởng tốt đồng thời duy trì được nhu cầu Ca, P cho gà. Cho dù việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn đã cải thiện tích cực các chỉ tiêu KTS, Ca và P tuy nhiên vẫn chưa tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức bổ sung và không bổ sung enzyme này ở mức cám gạo 22,5%. Nguyên nhân ở đây có thể là do số lượng gà thì nghiệm chưa còn ít, do chất lượng enzyme hoặc lượng enzyme bổ sung chưa đủ lớn.

Kết luận chúng tôi phù hợp với kết luận nghiên cứu của Brenes và ca (2003) tác giả cho rằng bổ sung phytase vào khẩu phần cho gà thịt đã làm tăng tỷ lệ khoáng tổng số trong xương chày (lên tới 4%) và Ca (lên tới 1%), P (lên tới 1%)

Theo nghiên cứu của Attia và cs (2003) khi bổ sung phytase vào khẩu phần có các mức cám gạo khác nhau cho gà thịt đều có tỷ lệ khoáng tổng số, Ca, P trong xương chày của gà cao hơn so với gà ăn khẩu phần cùng mức cám nhưng không bổ sung enzyme phaytase.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)