Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến hiệu quả sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 58 - 60)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến hiệu quả sử

sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Kết quả phân tích ở mục 3.2.2 đã chỉ ra rằng sinh trưởng tuyệt đối trung bình của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% thấp hơn hẳn so với đối chứng. Điều này đã

làm cho tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% thấp hơn so với tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm ở đối chứng. Tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm ở mức cám gạo 22,5% chỉ đạt 575.59 g/con trong suốt 6 tuần nuôi, thấp hơn 73 g/con so với đối chứng, kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả đạt được ở thí nghiệm 1. Tuy nhiên với việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn, tổng khối lượng tăng của gà thí nghiệm đã cao hơn hẳn khi không có enzyme, chỉ số này đạt 647,59 g/con, tức là cao hơn 71,45 g/con. Dẫu vậy, tổng khối lượng tăng này khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ diễn ra khi so sánh giữa mức cám gạo 22,5% với đối chứng.

Bảng 3.8: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

ĐC (0%CG) 1 (22,5%CG) 2 (22,5%CG + E)

Mean SEM Mean SEM Mean SEM

Tổng KL tăng (g/con) 648,59b 15,46 575,59a 6,73 647,04ab 23,58 Tổng thức ăn thu nhận (g/con) 2.551,61 66,65 2.696,48 102,49 2.623,82 16,80 FCR 3,93b 0,01 4,69a 0,22 4,06ab 0,14

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05.

Tổng khối lượng tăng có xu hướng giảm khi tăng mức cám gạo trong khi tổng thức ăn thu nhận có xu hướng tăng đã làm cho hệ số chuyển hóa thức ăn đạt cao. Tổng lượng thức ăn thu nhận của gà thì nghiệm ở mức cám gạo 22,5% đạt đến 2.696,48 g/con, cao hơn 144,87 g/con so với đối chứng, tuy nhiên đã giảm được 72,66 g/con khi bổ sung enzyme phytase. Chính điều này đã cải thiện hệ số FCR từ 4,69 xuống còn 4,06 cải thiện được 18 %. Tuy nhiên, việc bổ sung enzyme vẫn chưa tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mức cám gạo 22,5% không enzyme và đối chứng.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Thu Quyên và cs (2011), Trần Sáng Tạo và cs (2014), Selle PH và cs (2007) các tác giả kết luận rằng việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng cơ thể và hệ số chuyển hóa thức ăn giảm. Và cũng hoàn toàn cùng xu hướng với nghiên cứu của Attia và cs (2003) khi ông thí nghiệm bổ sung enzyme phytase vào các khẩu phần có các mức cám gạo 7,5%, 15% và 30% trên gà thịt Hubbard giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi thì việc bổ sung này đã làm tăng khối lượng cơ thể và cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn cụ thể ở khẩu phần cám

gạo cao 30 % không có enzyme là 3,42 khi bổ sung enzyme xuống còn 2,95 cải thiện được 14 %.

Có thể nói, việc bổ sung enzyme vào khẩu phần ăn đã góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm khi nuôi gà bằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo cao. Điều đó có thể liên quan tới tác dụng của phytase trong việc tăng chuyển hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 58 - 60)