ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 35)

4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà Ri lai nuôi từ 4 -10 tuần tuổi - Enzyme phytase 5000 chịu nhiệt

- Cám gạo ở các mức khác nhau 7,5%, 15,0% và 22,5%

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Thời gian

- Đề tài được tiến hành từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015

2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Trung tâm nghiên cứu vật nuôi, Viện nghiên cứu phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Huế

- Phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi - Thú ý, Trường Đại học Nông Lâm Huế

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện với 2 thí nghiệm được trình bày dưới đây:

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau (7,5%, 15,0% và 22,5%) trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà thịt.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase. Liều bổ sung phytase là 1g/kg thức ăn (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và nuôi gà

2.3.1.1. Thí nghiệm 1

Tổng số 120 gà Ri lai 4 tuần tuổi khỏe mạnh, tương đối đồng đều về khối lượng được bố trí ngẫu nhiên vào 12 ô chuồng tương ứng với 4 nghiệm thức thí nghiệm với 3 lần lặp lại sao cho tỷ lệ trống/mái tương đương nhau. Một nghiệm thức đối chứng (ĐC) và 3 nghiệm thức (1, 2 và 3) tương ứng 3 mức cám gạo là 7,5% , 15%, 22,5%. Gà được nuôi thích nghi 1 tuần với khẩu phần ăn, nuôi trên nền đệm lót trấu, chế độ ăn tự do (5 lần/ngày), được cung cấp nước sạch đầy đủ. Lượng thức ăn tiêu thụ được xác

định hàng ngày, khối lượng cơ thể của gà và tiêu tốn thức ăn được xác định hàng tuần. Kết thúc thí nghiệm 1 khi gà đạt 10 tuần tuổi.

Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm 1 Yếu tố thí nghiệm Nghiệm thức ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG)

Mức cám gạo trong khẩu phần (%) 0,0 7,5 15,0 22,5 Số gà/nghiệm thức (con) 10 10 10 10 Tỷ lệ trống/mái 1/1 1/1 1/1 1/1 Số lần lặp lại (lần) 3 3 3 3

Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 1: - Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi - Sinh trưởng tuyệt đối

- Thức ăn ăn vào

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

2.3.1.2. Thí nghiệm 2

Trên cơ sở kết quả của thí nghiệm 1, khẩu phần ăn có mức cám gạo nào đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức sinh trưởng của gà được sử dụng làm khẩu phần thí nghiệm cho thí nghiệm 2. Nghiệm thức đối chứng là gà nuôi bằng khẩu phần không cám gạo và không bổ sung (-) phytase (ĐC (0%CG)); 2 nghiệm thức thí nghiệm là (1) gà nuôi bằng khẩu phần 22,5% cám gạo không bổ sung (-) phytase (22,5%CG) và (2) khẩu phần 22,5% cám gạo có bổ sung (+) phytase (22,5%CG + E) với tổng số 90 con gà 4 tuần tuổi được chia cho 3 nghiệm thức một cách đồng đều về khối lượng, tỷ lệ trống/mái. Các nghiệm thức đều lặp lại 3 lần, gà được tiêm phòng và uống thuốc đầy đủ trước và trong quá trình thí nghiệm. Khối lượng phytase bổ sung được cân bằng cân điện tử Teledo có độ chính xác 0,001g.

Khi gà đạt 56 ngày tuổi, mỗi nghiệm thức thí nghiệm chọn 6 gà (3 trống, 3 mái) khỏe mạnh, có khối lượng tương đương khối lượng trung bình của nghiệm thức để chuyển lên nuôi ở cũi tiêu hóa, mỗi ô cũi tiêu hóa nuôi 2 gà (1 trống, 1 mái). Giai đoạn nuôi trên cũi tiêu hóa là 7 ngày, trong đó 4 ngày nuôi chuẩn bị để gà được làm quen với điều kiện sống trên cũi và 3 ngày nuôi thu mẫu. Ở giai đoạn nuôi lấy mẫu, lượng thức ăn ăn vào được ghi chép hàng ngày. Phân thải ra được thu 2 lần/ngày vào lúc 8h00 và 16h00 (khay lấy mẫu phân ở mỗi cũi tiêu hóa được vệ sinh sạch sẽ và đánh số thứ tự

tương ứng với nghiệm thức thí nghiệm ở các cũi tiêu hóa, phân thu mẫu không dính lông, vảy và các mảnh vụn khác).

Khi kết thúc giai đoạn thu mẫu, lượng phân thu được trong 3 ngày của gà thí nghiệm được đem rã đông, đồng hóa theo khẩu phần thí nghiệm, trong cùng 1 lần lặp lại và sấy trong 24 giờ ở 600C trong tủ sấy chân không. Phân khô được đưa về điều kiện áp suất bình thường và cân khối lượng, nghiền qua sàng 0,5mm và dự trữ trong bình kín hơi để phân tích các chỉ tiêu liên quan.

Cuối giai đoạn thí nghiệm, 6 con gà ở mỗi nghiệm thức có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của nghiệm thức thí nghiệm được giết mổ để đánh giá chất lượng thịt.

Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 2: - Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi - Sinh trưởng tuyệt đối

- Thức ăn ăn vào

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

- Khoáng tổng số (KTS), Ca, P trong phân, xương chày

- Các chỉ tiêu khảo sát năng suất và chất lượng thịt (tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ đùi nguyên xương, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng, gan, tim, tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến)

2.3.1.3. Khẩu phần thí nghiệm

❖ Nguyên liệu phối trộn khẩu phần

Các loại nguyên liệu để phối trộn khẩu phần cơ sở bao gồm bột ngô, cám gạo, premix khoáng và vitamin. Từng loại nguyên liệu thức ăn được đồng hóa thật kỹ trước khi trộn vào trong khẩu phần và được lấy mẫu để phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số.

Các khẩu phần thí nghiệm được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt trong giai đoạn thí nghiệm bắt đầu từ 28 ngày tuổi theo TCVN 2265:2007.

❖ Phối trộn khẩu phần

Gà được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi cho ăn thức ăn hỗn hợp. Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi gà được cho ăn khẩu phần riêng được phối hợp từ bột ngô, cám gạo, thức ăn đậm đặc, khoáng, vitamin. Các loại nguyên liệu phối trộn được cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa 20kg.

Bảng 2.2: Tỷ lệ phối trộn khẩu phần nuôi gà giai đoạn gà 4 - 10 tuần tuổi ở thí nghiệm 1 Chỉ tiêu Nghiệm thức ĐC (0%CG) 1 (7,5%CG) 2 (15,0%CG) 3 (22,5%CG) 1. Nguyên liệu Bột ngô (%) 66,70 60,10 53,50 46,80 Cám gạo (%) 0,00 7,50 15,00 22,50 Premix khoáng, vitamin (%)* 2,00 2,00 2,00 2,00 Bột đậm đặc (%)** 31,30 30,40 29,50 28,70

2. Giá trị dinh dưỡng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3.065,54 3.011,05 3.000,80 3.000,00 Protein (%) 18,15 18.14 18,14 18,16

Ca (%) 1,21 1,20 1,20 1,18

P tổng số (%) 0,82 0,88 0,94 1,00 P dễ hấp thu (%)*** 0,30 0.30 0,31 0,32

Bảng 2.3: Tỷ lệ phối trộn khẩu phần nuôi gà giai đoạn gà 4 - 10 tuần tuổi ở thí nghiệm 2 Chỉ tiêu Nghiệm thức ĐC (0%CG) 1 (22,5%CG) 2 (22,5%CG + E) 1. Nguyên liệu Bột ngô (%) 66,70 46,80 46,80 Cám gạo (%) 0,00 22,50 22,50 Premix khoáng, vitamin (%)* 2,00 2,00 2,00 Bột đậm đặc (%)** 31,30 28,70 28,70 Enzyme phytase (-) (-) (+)

2. Giá trị dinh dưỡng

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3.065,54 3.000,00 3.000,00 Protein (%) 18,15 18,16 18,16

Ca (%) 1,21 1,18 1,18

P tổng số (%) 0,82 1,00 1,00 P dễ hấp thu (%)*** 0,30 0,32 0,32

* BiO-Premix 11, thành phần: Vitamin A, D3, E, K3, B1, B2, B12, Folic acid, Nicotinic acid,

Pantothenic acid, Fe, Cu, Zn, Mn, Co, I, Se, Rice hulls, CaCO3.

** Thành phần: Khô đậu tương, bột cá, premix vitamin, lysine, methyonine, choline, khoáng chất và các chất bảo quản.

2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

❖ Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi

Gà được cân trọng lượng theo từng cá thể một ở mỗi lô. Cân vào giờ cố định 6 giờ 30 phút vào buổi sáng trước khi cho ăn. Gà được cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có độ chính xác ± 0,5g. Trọng lượng trung bình của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm được tính theo công thức (Bùi Hữu Đoàn và cs, 2001):

=

X1+ X2+ X3+…+ Xn N

Trong đó: : Khối lượng trung bình (g)

X1, X2, X3…Xn : Khối lượng của cá thể 1,2,3…n theo dõi N : Tổng số cá thể theo dõi

❖ Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa 2 lần khảo sát. Xác định sinh trưởng tuyệt đối qua từng tuần tuổi (khối lượng tuần sau trừ đi khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức (Bùi Hữu Đoàn và cs, 2001):

A = P2 - P1

T2 - T1

Trong đó: A : Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1 : Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2 : Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1 : Thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2 : Thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)

❖ Lượng thức ăn ăn vào

- Xác định lượng thức ăn cho ăn: Hàng ngày, vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gia cầm ăn.

- Xác định lượng thức ăn dư thừa: Vào giờ nhất định (giờ cân thức ăn cho ăn của ngày hôm trước) của ngày hôm sau, vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa .

Lượng thức ăn ăn vào = Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) Số đầu gia cầm

❖ Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính toán dựa trên các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn ăn vào.

FCR = Lượng thức ăn ăn vào (kg) trong kỳ

Khối lượng cơ thể tăng lên (kg) trong kỳ

❖ Xác định hàm Khoáng tổng số (KTS), Ca, P

+ Xác định hàm lượng khoáng tổng số (tro thô) theo TCVN 4327 - 93 - Cách tiến hành:

Cân 2 - 4 g mẫu cho vào chén nung, chén đã sấy khô, cân trọng lượng Pc, đưa chén có chứa mẫu vào lò nung, nung ở nhiệt độ 6000C trong vòng 6 giờ.

- Tính hàm lượng khoáng tổng số:

Khoáng tổng số (%) = 100 x P2 - Pc Pm

Trong đó Pm: Trọng lượng mẫu phân tích

P2 : Trọng lượng chén + mẫu sau khi nung ở nhiệt độ 6000C Pc : Trọng lượng chén độ sấy ở nhiệt độ 1050C.

+ Xác định hàm lượng canxi theo TCVN 1525 - 86 - Chuẩn bị dung dịch tro phân tích Ca:

Lấy 50 ml HCl 10% chuyển cẩn thận toàn bộ tro vào cốc 250 ml, đun sôi 5 phút đến bay hơi. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều và chuyển toàn bộ dung dịch qua phếu có giấy lọc vào bình định mức 250 ml, để nguội, định mức tới vạch bằng nước cất. Dung dịch tro này dùng để phân tích hàm lượng photpho, canxi và một số nguyên tố khoáng khác.

- Xác định Ca từ dung dịch tro:

Lấy 10 ml dung dịch tro, cho vào bình nón dung tích 250ml. Thêm nước cất đến 100ml và lần lượt cho thêm khoảng 30 mg natrixitrat, 30 mg hydroxylamin hydroclorit và 5 - 10 ml dung dịch KOH 20 % (sao cho pH của dung dịch phân tích đạt 13 - 13,5%). Sau cùng cho thêm khoảng 30 mg chỉ thị Fluorexon. Sau mỗi lần thêm thuốc thử nhớ lắc kỹ. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B 0,02 N đến khi dung dịch chuyển từ mầu xanh lá mạ sang mầu hồng (trong phép chuẩn độ trên có thể dùng chỉ thị Murexit thay cho Fluorexon).

Đối với mẫu phân tích có nồng độ Ca lớn cần phải giảm thể tích dung dịch tro lấy để phân tích. Khi tính toán kết quả cần nhân kết quả với hệ số pha loảng của nó.

Song song với việc phân tích mẫu cần thực hiện mẫu đối chứng (mẫu trắng), là mẫu chứa 100 ml nước cất và thêm tất cả các thuốc thử, chỉ thị như đã tiến hành với mẫu phân tích.

- Tính kết quả

Hàm lượng Ca (X%) trong thức ăn và xương chày ở dạng khô không khí được tính như sau:

X (%) = (Va - Vb) x N x Vo x 0,02004 x 100 Vc x Pm

Trong đó:

Vo: Thể tích dung dịch tro ban đầu, tính bằng ml

Va: Thể tích dung dịch chuẩn trilon B tiêu tốn để chuẩn độ mẫu trắng (ml) Vb: Thể tích dung dịch chuẩn trilon B tiêu tốn để chuẩn độ lượng dung dịch tro lấy phân tích (ml)

Vc : Thể tích dung dịch tro lấy để phân tích, tính bằng ml N : Nồng độ đương lượng của dung dịch chuẩn Trilon B Pm: Khối lượng mẫu phân tích, tính bằng gam

100 : Hệ số tính phần trăm

0,02004: Mili đương lượng gam Ca, tính bằng gam

+ Xác định hàm lượng phốt pho theo phương pháp quang phổ TCVN 1527 - 86 - Nguyên lý

Phương pháp này dựa vào khả năng tạo phức: photpho -Vanađo-Molipđat có màu vàng , bền vững của axit octo-phot phoric trong môi trường axit. Cường độ màu của dung dịch tỷ lệ với hàm lượng của phôtpho.

- Hóa chất: HCl đậm đặc (d=1,19g/cm3); HCl 10%; nước cất; axit Nitric đậm dặc(d=1,40g/cm3); dung dịch A : HNO3 (1 : 2); dung dịch B : Amonimolipđat 5%; dung dịch C : Amoni meta Vanađat 0,25 %; hỗn hợp thốc thử (trộn lẫn các dung dịch A B C trên theo tỉ lệ 1 : 1 : 1, bảo quản trong bình nút mài màu nâu để chổ tối, mát; sử dụng trong thời gian 6 tháng).

- Chuẩn bị dung dịch gốc: KH2PO4 1 ml dung dịch chuẩn gốc này chứa 1mg photpho

- Dụng cụ: cốc thủy tinh 250ml, 50ml; ống đong 100ml pipette; burette; bình tam giác; máy quang phổ UV-Vis

- Tiến hành

- Chuẩn bị thang dung dịch chuẩn:

Cho vào các bình định mức 100 ml ở dãy chuẩn bao gồm 0, 2, 4, 6, 8, 12, 32 mg/l và thể tích chuẩn gốc tương ứng 0, 0,2, 0,4, 0,6, 0,8, 0,12, 0,32 ml

Hút 25ml mẫu chuẩn, mẫu cần xác định (có thể pha loãng mẫu nếu hàm lượng P quá lớn ) cho vào bình định mức 50 ml, thêm tiếp 5ml dung dịch HNO3(1:2), đun đến sôi 1 phút . Để nguội, thêm tiếp 15 ml hỗn hợp thuốc thử. Dùng nước cất lên thể tích đến vạch mức 50 ml và lắc đều. Sau 30 phút đến 1 giờ đo mật độ quang của các dung dịch đó trên máy UV-VIS Model Lambda 25 có bước sóng hấp thụ cực đại 450-460nm (470 nm)và cuvet 10mm.Dung dịch đối chứng là dung dịch không (mẫu trắng).

- Tiến hành xây dựng đồ thị chuẩn: Dựa trên các kết quả đo mật độ quang của các dung dịch thang chuẩn để xây dựng đồ thị chuẩn trục tung của đồ thị là giá trị mật độ quang còn trục hoành ghi nồng độ của photpho. Dựa vào đồ thị chuẩn này để xác định nồng độ của photpho trong dung dịch tro cần phân tích.

Khi gặp những mẫu phân tích có nồng độ photpho cao cần giảm thể tích dung dịch tro lấy để phân tích đến mức thích hợp và trong khi tính toán cần nhân kết quả với hệ số pha loãng của nó.

- Tính kết quả

Hàm lượng photpho (X%) trong thức ăn và xương chày ở dạng khô không khí được tính theo công thức:

X (%) =

C x Vo

x 100 Pg x 1000

Trong đó :

C : Nồng độ photpho trong dung dịch tro phân tích tìm thấy trên đồ thị chuẩn (mg/ml)

Vo : Thể tích dung dịch tro ban đầu (ml) Pg : Khối lượng mẫu thử(gam)

1000 : Hệ số chuyển từ 1lit ra ml 100 : Hệ số %

❖ Khả năng tích lũy Ca, P trong thức ăn

KNTL Ca, P (%) =

a - b

x 100 a

Trong đó: KNTL Ca, P : là khả năng tích lũy Ca, P

a : lượng Ca, P trong khẩu phần thức ăn b : lượng Ca, P thải ra trong phân

❖ Các chỉ tiêu khảo sát năng suất thịt

Khả năng sản xuất thịt của gà được xác định theo phương pháp mổ khảo sát gia cầm của Bùi Quang Tiến (1993). Tỷ lệ thịt xẻ, thịt ngực, thịt đùi, mỡ bụng, tim, gan được tác riêng từng phần và cân bằng cân điện tử Ohaus có độ chính xác 0.01g.

Khối lượng sống: KL trước khi giết mổ (g) (khi kết thúc thí nghiệm)

+ Khối lượng móc hàm (g): Là khối lượng gà sau khi cắt tiết, bỏ nội tạng, bỏ lông. + Khối lượng thịt xẻ (g): Khối lượng móc hàm - khối lượng (đầu + cổ + chân). + Các chỉ tiêu khảo sát: Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng móc hàm x 100 Khối lượng sống Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ x 100 Khối lượng sống

Tỷ lệ đùi nguyên xương (%) =

Khối lượng thịt đùi

x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng x 100 Khối lượng thịt xẻ

Tỷ lệ mất nước của thịt đùi và thịt ngực được xác định theo mô tả của Lê Thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)