Tình hình cấp Giấy CNQSD đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 27)

Theo kết quả tổng hợp của Cục Đăng ký thống kê - Tổng Cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ gửi Cục Kiểm lâm ngày 30/12/2012, tính đến tháng 9 năm 2012 như sau: Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: 10.371.482 ha, chiếm 63,86 % tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp (16,24 triệu ha) và chiếm 67,58 % so với diện tích đất lâm nghiệp thống kê năm 2011 (15.346.126 ha).

Bảng 1.1. So sánh kết quả từ cấp GCNQSDĐ năm 2008 và năm 2012 t TT Nội dung Năm Chênh lệch 2008 2012 1 Số GCNQSDĐ được cấp (giấy) 1.109.451 2.629.232 1.519.781

2 Diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp (ha) 8.111.891 10.371.482 2.259.591

1.3.3.3. Kết quả giao đất lâm nghiệp ở một số địa phương

* Xã Đình Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Đồng Thắng là một xã miền núi, vùng sâu của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 5.450,10 ha; trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 76,6 ha, đất phi nông nghiệp: 10,5 ha, đất lâm nghiệp: 5.362,9 ha (Đất quy hoạch rừng

phòng hộ: 2.428 ha, đất quy hoạch rừng sản xuất: 2.934,9 ha).

Kết quả giao đất lâm nghiệp tại xã Đình Thắng, cụ thể như sau:

- Cấp Giấy quyền sử dụng đất cho 90 hộ gia đình, cá nhân và 6 cộng đồng thôn dân cư. Tổng sổ thửa đất được giao là 282 thửa, diện tích 2.660.49 ha; trong đó:

+ Đất trồng rừng phòng hộ: 68 thửa, diện tích: 442,32 ha;

+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 65 thửa, diện tích: 739.82 ha;

+Đất trồng rừng sản xuất: 62 thửa, diện tích: 267.61 ha;

+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 87 thửa, diện tích 1.210,73 ha.

- Công nhận và cấp Giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 117 hộ gia đình, cá nhân với 280 thửa đất, tổng diện tích 947,64 ha; cụ thể:

+ Đất có rừng trồng phòng hộ: 57 thửa, diện tích: 197,92 ha; + Đất có rừng trồng sản xuất: 223 thửa, diện tích: 749,72 ha;

+ Tổng số thửa đo giao công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 562 thửa;

+ Tổng số hộ đo giao công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 120 hộ.

+ Tổng số cộng đồng đo giao công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 6 đại diện cộng đồng dân cư.

+ Diện tích đo giao công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 3.608,9 ha.

+ Diện tích đo không giao công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 88,6ha.

- Tổng diện tích đất giao công nhận và cấp Giấy chứng nhậnvà không cấp Giấy giao cho UBND xã quản lý: 3.696,0 ha.

Với kết quả đã đạt được như trên thì trong quá trình giao đất lâm nghiệp của xã Đình Thắng cũng bộc lộ một số hạn chế sau:

+ Thiếu cơ sở pháp lý định giá tài sản trên đất lâm nghiệp và chưa có sự thống nhất chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng.

+ Thiếu đội ngũ tư vấn có đầy đủ kinh nghiệm thực tế và năng lực chuyên ngành tại các địa phương để thực hiện giao đất lâm nghiệp.

+ Chưa có chính sách cụ thể trong việc giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ giữa các chủ quản lý cho các khu vực diện tích không tập trung.

* Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích đất lâm nghiệp (phân theo đối tượng sử dụng) là 46.292,74 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giao. Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức khác là 40.451,60 ha chiếm 87,38%, còn diện tích giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng rất ít chỉ có 3.768,04 ha, chiếm 8,14% và cộng đồng dân cư là 2.073,10 ha, chiếm 4,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao.

Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, huyện Nam Đông đã tổ chức giao đất lâm nghiệp, chia ra thành 02cgiai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2001-2005: Được sự tài trợ của dự án SNV (tổ chức phi Chính phủ Hà Lan) tiến hành quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình các xã: Hương Lộc, Thượng Quảng.

- Giai đoạn 2006-2007: Được sự tài trợ của 02 tổ chức là ETSP và Hành lang xanh hỗ trợ giao rừng tự nhiên cho Thôn 4 (Arò), xã Thượng Quảng và thôn 5 (Ta vác), xã Thượng Long.

- Năm 2008: Thực hiện chương trình giao đất lâm nghiệp thí điểm 40 xã trên toàn quốc, huyện Nam Đông tổ chức giao thí điểm cho 4 thôn của 02 xã Thượng Nhật và Hương Sơn.

- Giai đoạn 2010 đến nay: Thực hiện Đề án giao đất, giao rừng theo Quyết định số 430/QĐ-UBND của UBND tỉnh, triển khai trong giai đoạn 2010-2014.

Huyện Nam Đông có rừng tự nhiên chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất lâm nghiệp (chiếm trên 84%). Hiện có 3 tổ chức quản lý đất lâm nghiệp là: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, Vườn Quốc gia và huyện quản lý.

* Đánh giá: Trong 3 hình thức giao đất lâm nghiệp để quản lý bảo vệ qua các năm đã triển khai thực hiện giao trên địa bàn huyện, có thể khẳng định là giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình bước đầu có hiệu quả hơn so với giao theo nhóm hộ. Mặc dù các hình thức trên đều chưa được hưởng lợi từ rừng. Thông qua công tác bảo vệ, các hoạt động nuôi dưỡng thì rừng có phát triển hơn và được bảo vệ tốt hơn.

* Giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh

Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Nhà nước về công tác giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân theo Nghị định số 02/CP ngày 15/4/1994, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày16/11/1999 của Chính phủ; Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNN-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai, tổ chức thực hiện và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, đến nay toàn tỉnh đã giao được 307.802,9ha, chiếm 84,4% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh; trong đó:

- Đã giao cho 20 tổ chức quản lý, sử dụng với diện tích 277.570,2 ha, chiếm 76,1 % diện tích toàn tỉnh (rừng phòng hộ 103.206,5 ha; rừng đặc dụng 74.629,4ha; rừng sản xuất 99.312,8 ha; rừng tự nhiên ngoài quy hoạch: 421,5 ha), gồm:

+ 07 Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng: 204.546,7 ha; + 08 doanh nghiệp: 67.000,8 ha;

+ 05 tổ chức khác: 6.022,7 ha.

- Giao cho 11.302 hộ gia đình, cá nhân diện tích 30.232,7 ha, chiếm 8,3% diện tích toàn tỉnh, gồm:

+ Đã giao và cấp giấy CNQSDĐ: 24.843,4 ha/9.637 hộ.

+ Đã giao nhưng chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân: 5.389,3ha/1.665 hộ.

* Đánh giá:

- Ưu điểm:

+ Công tác giao đất, giao rừng những năm gần đây đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hơn trong chỉ đạo thực hiện. Đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh,

huyện, hội đồng cấp xã; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, xử lý các tồn tại, vướng mắc,...

+ Cơ bản diện tích đất lâm nghiệp đã được giao, cho thuê để quản lý, bảo vệ và phát triển đúng mục đích; đã thu hút được nhiều đối tượng, thành phần kinh tế tham gia, các chủ rừng yên tâm đầu tư kinh phí quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, góp phần xã hội hóa lâm nghiệp.

+ Chất lượng hồ sơ giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từng bước được nâng lên; Thực hiện Thông tư 38/2007/TT-BNN và Thông tư liên tịch 07/TT-BNN-BTN, công tác giao đất đã gắn với việc giao rừng; ranh giới, mốc giới trên hồ sơ và thực địa được xác định khá chính xác, rõ ràng; viêc cập nhật, lưu trữ hồ sơ, dữ liệu chặt chẽ, đúng quy định.

- Những tồn tại, hạn chế:

+ Chất lượng hồ sơ giao đất trước đây còn yếu (trước năm 2008), thiếu rõ ràng, khó nhận biết. Việc cập nhật lưu trữ hồ sơ, tài liệu không đầy đủ, đúng quy định; bản đồ giao đất không rõ ràng (hầu hết mới chỉ có sơ đồ giao đất không có tọa độ, hoặc có tọa

độ nhưng không chính xác,...) ranh giới, diện tích giữa hồ sơ, thực địa có sự sai khác.

+ Ở một số nơi diện tích giao theo Nghị định số 02/NĐ-CP chồng lên diện tích giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê: 71 ha); diện tích giao cho tổ chức trùng lên diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân 1.061 ha (Đức Thọ: 143,6 ha; Vũ Quang: 370,5ha; Kỳ Anh: 116,4 ha...); giao đất chưa gắn với giao rừng, chưa đánh giá chất lượng, trữ lượng và giá trị rừng khi giao; biên bản bàn giao đất, rừng ngoài thực địa hầu hết không có hoặc nếu có thì chưa được các chủ rừng liền kề ký và chưa đóng mốc ranh giới giữa các chủ rừng.

+ Việc xử lý vốn và giải quyết quyền, nghĩa vụ cho các bên liên quan trong thu hồi, giao đất còn lúng túng, thiếu thống nhất, khó thực hiện. Đặc biệt là khi thu hồi đất từ các chủ rừng Nhà nước chuyển về chính quyền địa phương để giao cho các hộ dân.

1.2.3.4. Đánh giá các nghiên cứu về tiến trình giao đất lâm nghiệp

Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định tiến trình giao đất lâm nghiệp bắt đầu bằng việc hộ gia đình viết đơn xin nhận đất để gửi lên UBND huyện. Đơn ghi rõ diện tích đất mà hộ cần nhận, địa điểm đất trên thực địa, tình trạng thảm thực vật trên đất (ví dụ đất trống đồi núi trọc hay đất có rừng, loại rừng cụ thể). Trước khi đơn của hộ được gửi lên UBND huyện, đơn cần có sự xác nhận của Chủ tịch UBND xã. Cùng với đơn xin nhận đất, hộ còn phải nộp bản kế hoạch sử dụng đất, trong đó xác định rõ hộ sẽ sử dụng đất như thế nào trong khoảng thời gian 5 năm sau khi nhận đất. Cũng giống như đơn xin nhận đất, bản kế hoạch sử dụng đất của hộ phải có xác nhận của trưởng thôn và Chủ tịch UBND xã. Trong những trường hợp cần thiết, UBND xã

có thể thành lập Hội đồng giao rừng cấp xã, với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính trị xã hội xã, như Hội Nông dân, Cựu Chiến binh v.v. Dựa trên đơn xin nhận đất và kế hoạch sử dụng đất của hộ, nếu thấy phù hợp với luật định Chủ tịch UBND huyện sẽ ban hành quyết định giao đất cho hộ. Quyết định này xác định các quyền và nghĩa vụ của hộ đối với đất được giao cho hộ. Sau khi quyết định được ban hành, UBND huyện ra quyết định thành lập tổ công tác về giao đất lâm nghiệp với các thành viên của tổ là đại diện của các cơ quan chuyên môn cấp huyện như Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Tổ công tác cũng có sự tham gia của UBND xã nơi thực hiện giao đất lâm nghiệp. Quá trình giao đất tại thực địa có sự tham gia của đại diện thôn với vai trò quan sát viên. Trước khi thực hiện các tác nghiệp tại thực địa, tổ công tác tiến hành các cuộc họp về giao đất lâm nghiệp tại cấp xã và thôn nhằm phổ biến các nội dung và kiến thức có liên quan cũng như tiến trình các bước sẽ tiến hànhtại địa phương. Quy trình đầy đủ của việc GĐGR bao gồm các bước chính sau (Trần Thị Thu Hà 2012, Phạm Hồng Giang 2012): Bước 1. Chuẩn bị, bao gồm việc thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác giao rừng cấp huyện, thành lập hội đồng giao rừng cấp xã; Bước 2. Đánh giá hiện trạng rừng và đất rừng; Bước 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phương án giao đất cấp xã; Bước 4. Lập kế hoạch giao đất tại thực địa; Bước 5. Giao đất tại thực địa; Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ địa chính; Bước 7. Thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cách thức tiến hành GĐGR trên thực địa có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác GĐGR và sử dụng đất của hộ sau giao đất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiện chính sách tại một số địa phương khác xa so với tiến trình được quy định trong chính sách. Thông thường, tổ công tác GĐGR bỏ qua một số bước trong quy định nhằm tiết kiệm thời gian và kinh phí. Cụ thể, đôi khi các cuộc họp tại các thôn và xã thường không được tiến hành theo yêu cầu mà bị cắt ngắn hoặc bỏ qua; tại nhiều nơi, các cuộc họp này không có sự tham gia đầy đủ của các ban ngành có liên quan; giao đất thiếu bản đồ hoặc có bản đồ nhưng bản đồ không cập nhật tình trạng rừng và đất tại thời điểm giao đất; giao đất bỏ qua một số hoạt động ngoại nghiệp khi giao đất. Tác giả Clement và Amezaga (2009) đã chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa những gì được quy định trong chính sách và cách thức thực hiện chính sách tại địa phương. Theo các tác giả, việc thực hiện và kết quả của chính sách giao đất tại cấp địa phương phụ thuộc vào cách hiểu của chính quyền về bản thân chính sách và các nguồn lực về con người và tài chính mà chính quyền địa phương dành cho việc thực hiện giao đất. Một số tác giả khác cho rằng các điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đóng vai trò quyết định đối với cách thức thực hiện chính sách và điều này tác động đến kết quả của thực hiện chính sách (Tô Xuân Phúc 2007, 2009). Tác giả Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn thì cho rằng tiến trình thực hiện chính sách có nhiều tồn tại, bao gồm việc thiếu cơ sở dữ liệu cần thiết về tài nguyên rừng, thiếu bản đồ cập nhật và điều này làm giảm tính chính xác trong giao đất. Kết quả là ranh giới

đo vẽ trên bản đồ không giống với ranh giới trên thực địa, và cả 2 ranh giới này thường không rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đất đai giữa các bên liên quan sau giao đất. Tác giả Scott (2000) quan sát thấy tại Thái Nguyên giao đất được thực hiện theo các cách rất đa dạng, khác nhau về cách thức thực hiện đối với các xã và huyện trong địa bàn tỉnh. Theo tác giả, trong một số trường hợp đất được giao cho từng hộ gia đình, tuy nhiên đối với một số trường hợp khác đất lại được giao cho cả cộng đồng; ở một số nơi cộng đồng quyết định liệu có nên chia đất cho các hộ hay không, và nếu chia thì cách thức chia ra sao. Nghiên cứu của Castella và cộng sự (2006:151) cũng chỉ ra tình trạng tương tự; các tác giả nhấn mạnh: “tiến trình giao đất giao rừng được thực hiện áp đặt từ trên xuống… Không có khăn để có thể tìm thấy các bằng chứng về các quy định quản lý ở một thôn này chỉ là những bản photocopy các quy định của thôn lân cận, chỉ thay đổi về tên thôn và người đại diện. “Đồng tình với ý kiến này, một số cán bộ của Bộ NN&PTNT cho rằng tiến trình giao đất lâm nghiệp tại một số nơi được thực hiện vội vã và bỏ qua một số khâu quan trọng (trao đổi với một số cán bộ Vụ Pháp chế). Do Chính sách giao đất được thực hiện theo cách rất khác nhau tại các địa phương, việc đánh giá hiệu quả do chính sách là một việc khó khăn.

1.2.3.5. Kết quả và những bất cập trong công tác giao đất lâm nghiệp theo Thông tư 07 Thông tư 07

1) Kết quả

Giao đất và giao rừng là 02 công tác rất khác nhau và có quan hệ rất chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 27)