Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 55)

Tây Giang là một trong những huyện có diện tích rừng tương đối lớn và tỷ lệ độ che phủ rừng còn cao so với cả tỉnh, đặc biệt diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, hàm chứa nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần được bảo vệ, khai thác đúng mức trong tương lai.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang là 52.494,50 ha, chiếm 93,81 % tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ chiếm 63,16%, tiếp đó là đất rừng sản xuất chiếm 17,58% và đất rừng đặc dụng chiếm 13,06%.

* Đất rừng sản xuất:

Diện tích 9839.74 ha, chiếm 17,58% diện tích đất nông nghiệp của huyện, bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất 3976.7 ha, đất có rừng trồng sản xuất 1154.69 ha, đất trồng rừng sản xuất 4708.35 ha.

- Đất có rừng tự nhiên sản xuất:

Diện tích 3976.7 ha, chiếm 7,10% diện tích đất nông nghiệp, phân bố nhiều ở các xã Bhalêê, Avương, Lăng, Atiêng, Anông, các loại cây gỗ quý như: kiền kiền, gõ, lim với trữ lượng gỗ tương đối lớn. Nhìn chung đây là rừng nghèo, độ che phủ thấp, chỉ có một số ít rừng già và rừng trung bình ở những khu vực giáp ranh giới với nước CHDCND Lào và huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đất có rừng trồng sản xuất:

Diện tích 1154.69 ha, chiếm 2,06 % diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này được tiến hành trồng trên diện tích đất có khả năng lâm nghiệp hoặc diện tích rừng bị tàn phá tạo thành đất trống đồi núi trọc, gồm các loại cây chính như: keo lai, quế, tập trung nhiều ở các xã Lăng, Avương, Bhalêê, Anông.

Rừng sản xuất hiện nay đang được đầu tư mở rộng diện tích theo hình thức liên kết ăn chia theo tỷ lệ giữa các công ty (bên có vốn, kỹ thuật) với nhân dân nơi dự án triển khai (bên có đất, lao động) góp phần cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao độ che phủ rừng.

* Đất rừng phòng hộ:

Diện tích 35345.76 ha, chiếm 63,16 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất có rừng tự nhiên phòng hộ 35160.72 ha, đất có rừng trồng phòng hộ 185.04 ha. Toàn bộ diện tích này có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất, tránh xói mòn rửa trôi, phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ:

Diện tích 35160.72 ha, chiếm 62.83% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các xã Lăng, Anông, Axan, Tr’hy, Gari, Ch’ơm, với các loại cây gỗ như: lim, huỷnh, chò, sơn đào..., trữ lượng gỗ khá, sinh trưởng tốt, ít bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài.

- Đất có rừng trồng phòng hộ:

Diện tích 185.04 ha, chiếm 0,33% diện tích đất nông nghiệp, là diện tích có khả năng phát triển thành rừng, tập trung nhiều ở các xã Axan, Ch’ơm, Dang, Lăng, Tr’hy với các loại cây gỗ như kiền kiền, sơn đào, huỳnh. Đây là diện tích có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy lợi, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế dòng chảy, bảo vệ môi trường sinh thái…

* Đất rừng đặc dụng:

Diện tích 7309 ha, chiếm 13.06151% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã Avương, Bhalêê và xã Lăng.

Đất nông lâm nghiệp của huyện đang được khai thác có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Trong thời gian tới, huyện cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cải tạo khí hậu cũng như khả năng tái tạo của đất đai trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của một nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)