Kết quả và những bất cập trong công tác giao đất lâm nghiệp theo Thông tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 33)

Thông tư 07

1) Kết quả

Giao đất và giao rừng là 02 công tác rất khác nhau và có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đất là nền tảng, rừng là tài sản trên đất. Làm thế nào để kết hợp giao đất và giao rừng và tiến hành đồng thời cùng một lúc.

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất. Trong khuôn khổ đề tài này, chỉ đề cập đến công tác giao đất.

Đến nay, việc triển khai thực hiện Thông tư số 07 đang ở bước trao đổi thông tin, bàn công tác phối hợp giữa hai ngành Tài nguyên – Môi trường và ngành Nông nghiệp – Phát triển nông thôn trong việc xây dựng đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn các địa phương. Ngoài ra, một số địa phương hiện đang triển khai nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, như ở xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng theo phương pháp có sự tham gia của người dân, trường hợp tại tỉnh Bắc Kạn, thuộc dự án 3PAD.

2) Những vấn đề bất cập

* Nhóm thứ nhất: Chính sách chưa phù hợp, chưa đồng bộ và thiếu tính thống nhất:

- Hộ gia đình và cộng đồng chưa được chính sách đề cập như là một đối tượng ưu tiên trong giao đất lâm nghiệp. Thông tư 07 chỉ quy dịnh về trình tự, thủ tục giao đất, đối tượng là các tổ chức (tổ chức Nhà nước, tổ chức kinh tế) thì họ được chủ động tiếp cận dễ dàng thông tin về quỹ đất lâm nghiệp chưa giao, được hướng dẫn tiếp cận và làm thủ tục, hồ sơ xin giao đất lâm nghiệp. Trong khi đó, hộ gia đình và cộng đồng là đối tượng ưu tiên nhưng họ không được chủ động tiếp cận để giao đất lâm nghiệp, làm chậm quá trình triển khai và giảm khả năng được giao đất lâm nghiệp của hộ gia đình và cộng đồng. Cụ thể: Hộ gia đình và cộng đồng không được biết thông tin quỹ đất lâm nghiệp chưa giao để chủ động làm đơn xin giao đất; hộ gia đình và cộng đồng được giao đất lâm nghiệp phải chờ kế hoạch của huyện, của xã theo từng đợt; cấp huyện, cấp xã lại chời kế hoạch kinh phí cấp trên hoặc chờ huy động được sự hỗ trợ từ các dự án...

- Quy định hướng dẫn giải quyết tồn tại của công tác giao đất lâm nghiệp trước đây theo Thông tư 07 chưa đủ điều kiện để tổ chức thực hiện: Giao đất lâm nghiệp trước đây là giao trên giấy tờ và bản đồ, quan liêu, bỏ qua khâu thị sát thực địa dã gây ra chồng chéo, giao chồng lấn, dẫn đến một miếng đất có hơn một chủ, chưa phân định ranh giới, sai lệch vị trí. Do vậy, việc giải quyết những tồn tại về chồng chéo, chồng lấn chưa được đề cập trong văn bản này.

* Nhóm thứ hai: Thực tiễn bất cập nhưng chính sách bỏ ngõ

Thực tiễn, quá trình thực hiện Thông tư 07, vẫn còn một số vấn đề quan trọng của chính sách giao đất lâm nghiệp chưa được đề cập hoặc còn bỏ ngõ; cụ thể:

- Cơ chế tạo quỹ đất để giao cho hộ gia đình và cộng đồng: Văn bản hướng dẫn giao đất lâm nghiệp mới chỉ tập trung quy định về trình tự, thủ tục để lập hồ sơ giao đất lâm nghiệp mà chưa đề cập rõ ràng về tạo quỹ đất để giao cho hộ và cộng đồng.

- Chính sách giao đất lâm nghiệp đi kèm hướng dẫn, hỗ trợ giao đất lâm nghiệp: Sau khi thực hiện giao đất lâm nghiệp, hộ gia đình và cộng đồng hầu như chưa có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn để quản lý, sử dụng đất. Kể cả một số chính sách hỗ trợ lớn của Nhà nước, hộ gia đình và cộng đồng cũng không được tiếp cận.

- Chính sách giao đất lâm nghiệp cho hộ và cộng đồng chưa đi kèm quy định về chuẩn bị nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện, hỗ trợ sau giao: Theo quy định chung của Nhà nước, kinh phí thực hiện giao đất lâm nghiệp cho hộ và cộng đồng thuộc ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, khi xây dựng hướng dẫn giao đất lâm nghiệp, chưa có văn bản đi kèm (của Bộ Tài chính) về chuẩn bị và phân bổ nguồn ngân sách

cho hoạt động này (do Trung ương hỗ trợ bao nhiêu, địa phương bao nhiêu). Nguồn tài chính là vấn đề then chốt, tiên quyết để chuẩn bị và tổ chức giao đất lâm nghiệp. Thực tế cho thấy, những địa phương miền núi còn nhiều rừng và đất rừng thường là địa phương nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp nên không đủ kinh phí đầu tư để triển khai tổ chức giao đất cho đối tượng là hộ gia đình và cộng đồng. Do vậy, để giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng này, phần lớn các địa phương dựa vào huy động các dự án tài trợ nhưng không đáng kể so với nhu cầu cần giao cho hộ và cộng đồng.

* Nhóm thứ ba: Những thách thưc cơ bản trong tổ chức thực hiện

- Các cấp, các ngành liên quan chưa thực sự quan tâm tổ chức công tác giao đất lâm nghiệp, đặc biệt đối với hộ và cộng đồng: Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng có ý nghĩa rất lớn đối với sinh kế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số và ổn định xã hội, an ninh - quốc phòng. Trên thực tế, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm triển khai công tác giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng này mặc dù quỹ dất lâm nghiệp chưa giao còn lại khá lớn.

- Công tác giao đất lâm nghiệp thiếu nguyên tắc nhất quán và không theo một hệ thống, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa ngành Tài nguyên - Môi trường và ngành lâm nghiệp.

- Giao đất lâm nghiệp chưa có sự tham gia của người dân địa phương: Sự tham gia của người dân địa phương vào quá trình triển khai giao đất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn nhằm đạt được sự đồng thuận của các chủ đất liền kề, tránh tranh chấp mâu thuẫn và cùng phối hợp một cách có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng sau giao đất lâm nghiệp. Thực tế, chỉ trừ một số dự án thí điểm và dự án hỗ trợ của các tổ chức phát triển là tôn trọng sự tham gia của người dân, còn lại hầu hết khi tổ chức giao đất lâm nghiệp chưa có sự tham gia của người dân địa phương.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích tiến trình thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp có người dân tham gia ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất lâm nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện theo quan điểm phù hợp và bền vững.

2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Nguồn số liệu thu thập tập trung trong giai đoạn 2010-2014.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu đối tượng là hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp theo Thông tư 07 với phương pháp, tiến trình có sự tham gia của người dân; không nghiên cứu công tác giao rừng, không nghiên cứu các đối tượng được giao lâm nghiệp cho các đối tượng sử dụng đất khắc hay theo các hình thức, phương pháp khác.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau:

- Nghiên cứu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu có liên quan đến việc giao đất lâm nghiệp tại huyện Tây Giang.

- Đánh giá chung về hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Đánh giá thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp theo Thông tư 07.

- Đánh giá một số hiệu quả bước đầu của công tác giao đất lâm nghiệp, nhấn mạnh tiến trình thực hiện và sự tham gia của người dân trong tiến trình giao đất lâm nghiệp.

- Đề xuất định hướng áp dụng, nhân rộng phương pháp giao đất lâm nghiệp; một số giải pháp hỗ trợ và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách giao đất lâm nghiệp.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

2.4.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin số liệu sơ cấp là thông tin số liệu chưa được công bố chính thức trong từng hộ gia đình.

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp tôi sử dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ, hộ dân tại địa phương để thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến tình hình đời. Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu khi thực hiện đề tài tìm hiểu một cách sơ bộ vùng nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Công việc này thường được tiến hành sau khi đã lựa chọn các hộ dân trong mỗi thôn. Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin số liệu về tư tưởng, giải pháp phát triển đất sau khi được giao, cải thiện sinh kế, hướng sử dụng đất...

2.4.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thâp được thông tin số liệu: có thể dùng các phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống chứng từ sổ sách, tài liệu đã công bố; phương pháp chuyên khảo hoặc thông qua các cuộc phỏng vấn.

- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản, những kết quả nghiên cứu của các tổ chức, các nhà khoa học liên quan đến công tác giao đất lâm nghiệp.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, chúng ta tiến hành tổng hợp, xử lý, phân nhóm các chỉ tiêu, phân tích mối tương quan giữa các yếu tố về tình hình, hiện trạng sử dụng đất, sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với các vấn đề phát triển bền vững

- Sử dụng phương pháp thống kê số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý, thông qua đó xây dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ tổng hợp nhằm phân tích, đánh giá, hệ thống lại vấn đề để tìm ra các nguyên nhân để xử lý chính xác.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia là những người lãnh đạo của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tây Giang về quy trình và các thủ tục cần thiết của việc quy hoạch và giao đất lâm nghiệp.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ trực tiếp phụ trách và thực hiện công tác quy hoạch và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân về phương pháp thực hiện, quy trình các bước thực hiện và những điều cần lưu ý khi thực hiện tại cộng đồng. - Tham khảo phương thức triển khai của dự án 3PAD để đảm bảo công tác quy hoạch và giao đất lâm nghiệp giữ được tính công bằng và bền vững.

2.4.4. Phương pháp bản đồ

- Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập, điều chỉnh các bản đồ hiện có đồng thời xây dựng thêm một số bản đồ mới theo các chỉ tiêu đề ra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tây Giang lý, sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tây Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tây Giang

Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2014

Là huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã với 70 thôn, trong đó có 08 xã có chung đường biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 90.296,56 ha, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 125 km về phía Tây, cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 190 km về phía Tây Bắc; có toạ độ địa lý từ 15045’ đến 16005’ vĩ độ Bắc và 107005’ đến 107035’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phía Tây giáp tỉnh Sêkông, nước CHDCND Lào. - Phía Nam giáp huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. - Phía Bắc giáp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên địa bàn huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 25 km, là tuyến đường quan trọng nối liền Bắc Nam, cùng với nguồn nông lâm sản phong phú, nên huyện có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá với vùng phụ cận, thúc đẩy khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Với địa hình miền núi khá phức tạp, đất đai của huyện Tây Giang bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối và núi cao. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc sang Nam. Tây Giang có địa hình đồi núi phức tạp xen kẽ những thung lũng nhỏ với đất có độ dốc > 20% chiếm trên 95%.

Độ cao trung bình so với mặt nước biển là từ 1.200 - 1.400 m, nơi cao nhất khoảng 1.966 m ở xã Axan, thấp nhất >700 m, còn lại phần lớn nằm ở độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m ở các xã Anông, Atiêng, Avương, Dang và xã Lăng.

3.1.1.3. Thời tiết - khí hậu, thủy văn

- Nhiệt độ: Tây Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm: 220C, nhiệt độ cao nhất 380C, nhiệt độ thấp nhất 80C, biên độ nhiệt hàng năm khoảng: 5 - 70C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ 2.000 - 2.500mm, phân bố không đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa 10, 11, 12 chiếm tới 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm biến đổi theo thời gian rõ rệt hơn không gian và có xu hướng ngược lại với sự thay đổi của nhiệt độ. Ban đêm thường ẩm, ẩm nhất vào sáng sớm, tương đối khô vào trưa chiều, bao gồm 02 mùa khô và ẩm rõ rệt.

* Thuỷ văn

Với địa hình đồi núi dốc, phân cách mạnh, lượng mưa lớn và tập trung đã tạo cho Tây Giang một hệ thống sông suối khá dày đặc, tốc độ dòng chảy lớn, lưu lượng thay đổi theo mùa, gồm các con sông chính sau:

- Sông Avương: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, chảy qua các xã Lăng, Atiêng, Bhalêê và Avương rồi đổ về địa phận huyện Đông Giang. Vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn.

Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới thủy văn huyện Tây Giang

Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2014

- Sông Lăng: Bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía tây của xã Lăng, chảy từ hướng tây sang hướng đông nam, qua địa phận xã Lăng 24 km rồi đổ về huyện địa phận huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Lưu lượng nước không ổn định, biến thiên theo mùa, vào mùa mưa lớn, mùa khô thấp hơn.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khoảng trên 100 con suối, khe nhỏ với lưu lượng nước ít, có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện chia thành 3 nhóm với 5 loại đất chính và được thể hiện qua biểu đồ 3.1.

98.99%

0.31% 0%1.55%

Nhóm đất đỏ Nhóm đất dốc tụ Nhóm đất phù sa

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Tây Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 33)