Nâng cao năng lực cho cộng đồng về tiến trình giao đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 71)

Thông qua sự tham gia của người dân trong quy trình 07 bước này, nhiều cán bộ thôn, đội tình nguyện thôn, người dân – chủ đất đã được cung cấp, trang bị những

kiến thức trong hoạt động thu thập số liệu, đắp sa bàn, sử dụng máy định vị GPS, đoán, đọc bản đồ đơn giản, lập kế hoạch, đề xuất tiểu dự án hỗ trợ sau giao đất…

Qua điều tra ở các hộ được giao đất lâm nghiệp, có 52/60 hộ, chiếm tỷ lệ 86,66% cho rằng, qua các đợt tập huấn và thực hành trên thực địa, người dân đều thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác, kỹ năng cơ bản nêu trên để cung cấp cho cán bộ những số liệu thô phục vụ kiểm tra, xử lý số liệu. Trong đó, có 48/52 hộ, chiếm tỷ lệ 92,30% cho rằng sau khi được giao đất lâm nghiệp, có thể tự thao tác độc lập ở các khu vực, địa phương khác mà không cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn cấp xã, huyện.

Có thể nói, điều đáng ghi nhận nhất trong công tác giao đất lâm nghiệp theo phương pháp có sự tham gia là đã từng bước nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng thôn, của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Đây là hiệu quả tích cực nhất.

Bảng 3.9. Danh mục các nội dung tập huấn cho người dân trong quá trình

giao đất lâm nghiệp có sự tham gia

TT Nội dung được tập huấn cho người dân trong cộng đồng

Số hộ tham gia (hộ) Số hộ nắm được kiến thức (hộ) Tỷ lệ tiếp thu (%) 1

Nắm được một số nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước về giao đất lâm nghiệp; cơ chế hưởng lợi; quản lý, bảo vệ rừng…

60 60 100

2

Biết phương pháp để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội hiện có của thôn mình, địa bàn mình.

60 55 91,66

3

Đắp được sa bàn để nắm, hiểu rõ hơn về địa hình đồi núi của thôn, của khu vực đất, của khu rừng.

60 60 100

4

Đã biết đoán, đọc bản đồ địa hình, nhận dạng các loại sông, suối, đỉnh núi, khe núi, khu vực dân cư…

60 50 83,33

5

Nắm vững được cách sử dụng máy định vị cầm tay GPS, cách bấm, lưu giữ tọa độ; quy trình, phương pháp đo thửa đất của mình hoàn chỉnh; biết

được cách ghi số liệu, định vị tạo độ sơ bộ trên bản đồ địa hình.

6

Một số cán bộ thôn đã từng bước quen dần cách tổ chức, điều hành cuộc họp triển khai chính sách, nhiệm vụ của thôn về giao đất lâm nghiệp

60 50 83,33

7

Biết được khái quát cách xây dựng một bản kế hoạch sử dụng đất chi tiết thửa đất lâm nghiệp của gia đình mình; lập dự án đề xuất xin hỗ trợ phát triển sản xuất sau giao đất.

60 50 83,33

8

Nắm rõ ranh giới thửa đất được giao thông qua việc tự đóng cọc mốc (có sự giám sát, chỉ dẫn của cơ quan chức năng), từng bước nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp được giao.

60 60 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 71)