Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 82)

- Điều đầu tiên, Nhà nước cần thống nhất thuật ngữ “giao đất gắn với giao rừng” hay “giao rừng gắn với giao đất”.

- Quy định cụ thể sự tham gia của người dân của các cơ quan cấp xã, huyện trong công tác giao đất lâm nghiệp nhằm thể hiện trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cán bộ, mỗi cơ quan. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích sự tham gia trên.

- Ban hành quy trình giao đất lâm nghiệp thống nhất trong cả nước để áp dụng chung.

- Để thực hiện được chủ trương chính sách Giao đất lâm nghiệp của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành cần phải đảm bảo nguồn kinh phí theo hình thức hỗ trợ thực hiện bằng phương pháp có sự tham gia. Kiên quyết chỉ đạo thực hiện theo đúng tiến độ, không nên để tình trạng chính sách đã ban hành nhưng các địa phương triển khai cũng được, không triển khai thực hiện được cũng không làm sao, dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng cơ chế, chính sách để phá rừng, buông lỏng quản lý làm suy giảm tài nguyên rừng.

- Bộ NN&PTNT cần rà soát các tiêu chuẩn ngành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp lâu dài, thống nhất trong toàn quốc. Xây dựng CSDL Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng để theo dõi, quản lý, cập nhật thường xuyên phản ánh đúng với biến động ngoài thực địa, phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

- Chính phủ cần ban hành bổ sung về cơ chế, chính sách hưởng lợi cho các cộng đồng dân cư, HGĐ và cá nhân tham gia nhận đất lâm nghiệp, nhận rừng. Đồng thời quy định chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo qui định của pháp luật.

- Cần điều chỉnh Định mức kinh tế - kỹ thuật; trình tự và thủ tục về giao đất lâm nghiệp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tây Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 90.296,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 55.057,43 ha, chiếm 60,97% tổng diện tích tự nhiên, gồm 06 thành phần dân tộc chủ yếu là C’tu, Mường, Tà ôi, Tày, H’re, trong đó dân tộc C’tu chiếm 96,85%, đây là nhóm dân tộc có ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp; đời sống đồng bào còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác nương rẫy vẫn còn phổ biến, lạc hậu, manh mún và phân tán, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đã hạn chế việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.

2. Huyện đã triển khai công tác giao đất lâm nghiệp (đất quy hoạch mục đích rừng sản xuất) cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, sử dụng với hương pháp thực hiện chủ yếu, xuyên suốt tiến trình là phương pháp giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân. Đây là phương pháp có sự kết hợp với phương pháp theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Liên bộ: Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp đang nhận được sự ủng hộ của người dân và các cấp chính quyền cũng như một số dự án tương tự đang triển khai trên địa bàn khác. Sự khác biệt đó là áp dụng sự tham gia của người dân làm vấn đề cốt lõi của sự thành công và sự tham gia đó phải đảm bảo: Tự nguyện, tự giác; phát huy truyền thống, kiến thức bản địa; công bằng, hợp lí; có tính khả thi và đạt hiệu quả, bền vững. Công tác thực hiện không thuê đơn vị tư vấn đo đạc, kiểm kê rừng mà trưng dụng cán bộ các cấp thành lập Tổ công tác cấp huyện.

3) Tiến trình giao đất lâm nghiệp gồm có 07 bước, 1) Công tác chuẩn bị; 2) Đánh giá hiện trạng đất, trạng thái (trữ lượng) rừng; 3) Xây dựng kế hoạch sử dụng đất của xã; 4) Lập kế hoạch Giao đất lâm nghiệp của thôn; 5) Giao đất lâm nghiệp tại thực địa; 6) Hoàn thiện bản đồ địa chính và hồ sơ Giao đất lâm nghiệp; 7) Thẩm định, phê duyệt và cấp GCNQSDĐ. Sự tham gia của người dân vào bước 3, 4 và 5 là rất quan trọng, các bước còn lại (bước 1, 2 và bước 6,7) giao cho nhóm chuyên môn (kiểm lâm địa bàn, địa chính xã và các trưởng thôn) thực hiện.

4) Sau khi giao đất lâm nghiệp, đã mang lại những hiệu quả bước đầu, trong đó, điều đáng ghi nhận nhất trong công tác giao đất lâm nghiệp theo phương pháp có sự tham gia là đã từng bước nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng thôn, của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Đây là hiệu quả tích cực nhất. Tư tưởng người dân hầu hết đều tin tưởng vào chính sách giao đất lâm nghiệp của huyện, thể hiện qua sự tham gia của người dân trong quy trình.

5). Việc giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân được thực hiện nhận được sự đồng thuận cao của chính quyền địa phương và người dân trực tiếp được tham

gia vào các nội dung, chủ yếu gồm: Đề xuất ý kiến trong các buổi họp thôn triển khai; lập Phương án giao đất lâm nghiệp của thôn; xây dựng kế hoạch sử dụng chi tiết đất lâm nghiệp; phát tuyến ranh giới, đo đạc, xác định ranh giới thửa đất lâm nghiệp trên thực địa; vận chuyển, đóng cọc mốc ranh giới thửa đất.

Tất cả những sự tham gia trên đã nói lên chính sách giao đất lâm nghiệp phù hợp với nguyện vọng của người dân, được đông đảo người dân địa phương chấp nhận. Từ đó, làm hạn chế việc sử dụng đất sai mục đích và tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, trong việc xây dựng kế hoạch giao đất lâm nghiệp, các đơn vị liên quan vẫn chưa khai thác đầy đủ những kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân nên phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ thực hiện.

Hy vọng, với sự nỗ lực, tham gia hết mình đội ngũ cán bộ, chính quyền các cấp, Tây Giang sẽ có hướng đi mới, phù hợp trong việc giao đất lâm nghiệp, làm cơ sở để người dân được hưởng các chính sách hỗ trợ khoán, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, từng bước giúp nhân dân làm giàu từ rừng và thoát nghèo bền vững từ ngay chính mảnh đất của mình với phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”…

2. Kiến nghị

Từ những kết quả đạt được, tôi có một số kiến nghị sau:

1. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là diện tích đất được giao. Nhà nước cần có các chính sách cụ thể để quản lý việc sử dụng đất của các hộ gia đình được giao đất.

2. Tiếp tục tiến hành việc giao đất trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng, kết hợp đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để các hộ nông dân, các tổ chức tích cực nhận đất và phát triển rừng.

3. Tuyên truyền, vận động các hộ nông dân có đất nhưng thiếu vốn, các hộ có vốn nhưng thiếu đất chia sẻ hoặc liên kết với nhau để cùng phát triển nghề rừng, tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, mở rộng quy mô sản xuất.

4. Khuyến khích các hộ nghèo thiếu đất khai hoang, phục hoá. Đối với các hộ khó khăn về kinh tế, gia đình đông khẩu, nhiều lao động... chính quyền địa phương cần có sự điều chỉnh phù hợp, bổ sung đất đai giúp hộ phát triển sản xuất, tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo cho hộ.

5. Đề tài này mới chỉ đề cập đến tác động của chính sách giao đất lâm nghiệp ở mức độ tương đối, chưa làm rõ được ảnh hưởng của các chính sách khác đến hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp sau giao đất. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ vấn đề trên sâu hơn, khái quát hơn, cụ thể hơn để công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp được tốt hơn và ngày càng ổn định, đi vào nền nếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, Tổng cục Địa chính (2001), Giáo trình Luật đất đai, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp - PTNT và Tổng Cục Địa chính (2000), “Hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp”, Thông

tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06 tháng 06 năm 2000, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính (2003), “Hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp”, Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 09

năm 2003, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg”, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), “Hướng dẫn trình tự, thủ tục

giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn”, Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê

đất lâm nghiệp”, Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng

01 năm 2011, Hà Nội.

7. Chính phủ (1994), “Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp”, Nghị định 02 - CP ngày 15 tháng 1 năm 1994,

Hà Nội.

8. Chính phủ (1995), “Giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước”, Nghị định

01-CP ngày 01 tháng 01 năm 1995, Hà Nội.

9. Chính phủ (1999), “Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia định và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), “Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai”, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Hà Nội.

11. Chính phủ (2005), “Giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh”, Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.

12. Dương Viết Tình (2008), Giáo trình quản lý đất lâm nghiệp, Khoa Lâm

nghiệp, Huế.

13. Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (2012), “Hướng dẫn Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg”, Thông tư số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 5 tháng 6 năm 2012.

14. Lưu Văn Thịnh (2005), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất quy mô hợp

lý sử dụng đất nông - lâm nghiệp có hiệu quả của hộ gia đình, Đề tài cấp bộ, Hà Nội.

15. Mai văn Phấn (1999), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi giao đất giao rừng, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghịêp l, Hà Nội.

16. Nguyễn Sinh Cúc (2001), “Tổng quan nông nghiệp nước ta sau 15 năm đổi

mới”, Tạp chí cộng sản (số 5 năm 2001).

17. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

18. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Đất đai 1993

19. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Đất đai 2003

20. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Đất đai 2013

21. Thủ tướng Chính phủ (2001), “Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,

cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp”, Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm2001, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2006), “Ban hành quy chế quản lý rừng”, Quyết

định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2007), “Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015”, Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007, Hà Nội.

24. Tổng cục Địa chính (1997), Các văn bản pháp luật về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ 1945 đến 1997, NXB Bản đồ, Hà Nội.

25. Tổng Cục Địa chính và Bộ Tài chính (1999), “Hướng dẫn cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT-TTG ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ”, Thông tư Liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21 tháng 09 năm 1999, Hà Nội.

26. Tổng Cục Địa chính (2001), “Hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai lập hồ sơ

địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC,

ngày 30/11/2001, Hà Nội.

27. Vụ công tác lập pháp (2001), Những văn bản Quản lý và sử dụng đất, NXB Xây dựng.

Tiếng Anh

28. Jacinto F. Fabiosa, John C. Beghin, Fengxia Dong, Amani Elobeid (2009), Simla Tokgoz, and Tun-Hsiang Yu ; Land Allocation Effects of the Global Ethanol Surge: Predictions from the International FAPRI Model, Center for Agricultural and

Rural Development, Lowa State University.

29. Maurice J. Rochea , Kieran McQuinnb (2000), Efficient allocation of land in a decoupled world, The National University of Ireland, Maynooth, Co. Kildare, Ireland; Rural Economy Research Centre, Teagasc, Dublin, Ireland.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Hình ảnh

Tổ chức hội thảo cấp Tỉnh

Thành lập HĐ GĐGR và Lập kế hoạch

CB huyện hướng dẫn sử dụng GPS CB huyện hướng dẫn lập ô tiêu chuẩn

Tổ chức họp thôn và thảo luận theo nhóm hộ có cùng khu vực

Lập ô tiêu chuẩn và so sánh cấp kính màu

Bí thư huyện phát biểu trong cuộc họp thôn vận động dồn điền

Trình bày bản đồ GĐGR tại thôn

Bàn giao cọc mốc địa chính cho thôn Người dân nhiệt tình mang cọc mốc đi đóng thực địa

Các chủ hộ thống nhất vị trí cọc mốc

Lễ trao GCNQSDĐ tại xã Bhalee Trao GCNQSDĐ đến từng hộ dân Phụ lục 02. Bộ câu hỏi phỏng vấn nông hộ PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH Code phiếu: ...

I. Thông tin của hộ: Họ và tên người được phỏng vấn: ...

Địa chỉ: Thôn ... xã...huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Năm sinh:... Trình độ văn hóa:...Nghề nghiệp:...

Số nhân khẩu/hộ:...:trong đó nữ:...

Số lao động/hộ: ...LĐ nữ/hộ...…… LĐ Phi nông nghiệp/hộ...

Loại hộ theo Dân tộc...

Loại hộ theo nghề: ...; (VD: Nông, lâm, khai thác...)

Loại hộ theo mức sống (khá/TB/nghèo theo tiêu chí?...):...

Cán bộ huyện ghi nhận tọa độ vị trí cọc mốc đã đóng

II. Tình hình kinh tế của gia đình hiện nay

1. Nguồn thu nhập chính của gia đình là gì: 1.1 Trồng trọt:

1.2. Chăn nuôi: 1.3. Lâm nghiệp:

1.4. Nghề phụ:……….. 2. Tổng thu nhập của hộ gia đình hiện nay...

III. Đất lâm nghiệp và sử dụng đất lâm nghiệp khi giao

1. Ông/bà sử dụng bao nhiêu đất lâm nghiệp: …...(ha); Năm được giao... có GCN chưa

- Đất rừng tự nhiên sản xuất:... ...(ha) - Đất trồng rừng sản xuất:... ...(ha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 82)