Đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 54)

1). Thuận lợi

Nền kinh tế huyện Tây Giang từ khi chia tách huyện đến nay đã có bước tiến mới, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng. Ngoài ra, năng xuất cây trồng của huyện còn ở mức thấp nên còn nhiều khả năng thâm canh tăng năng xuất cây trồng chuyển dịch sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa huyện có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng thích nghi với nhiều cây trồng vật nuôi sẽ tạo đà phát triển ngành nông nghiệp với tốc độ phát triển nhanh hơn.

Hệ thống giao thông đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cũng như tăng khả năng giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện, thuận lợi cho việc buôn bán nông sản phẩm của người dân.

Các dự án phát triển nông thôn miền núi như chương trình 135/NĐ-CP, Chương trình 134/NĐ-CP… cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức Malterser, ADB, FIDR… đã góp phần nâng cao năng lực lao động của người dân cũng như góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Nguồn lực lượng trẻ lao động trẻ, dồi dào, có khả năng để tiếp thu khoa học, công nghệ mới, kinh nghiệm tập quán sản xuất… đến nay đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc trong tình hình mới.

2). Khó khăn, thách thức

xói mòn, rửa trôi mạnh, gây nên cạn kiệt độ phì của đất, dẫn đến đất bạc màu, hạn hán ngày càng lớn.

Cơ sở hạ tầng còn yếu, thiếu, lạc hậu (điện, đường giao thông,...) các hệ thống dịch vụ sản xuất, giống, vật tư, khoa - học kỹ thuật, đào tạo phát triển chậm.

Trình độ dân trí thấp, 50% dân số, nhất là người dân tộc thiểu số không biết đọc và biết viết (trong độ tuổi 15-25). Phong tục tập quán còn lạc hậu, các lao động chưa được đào tạo nghề còn cao, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, kinh doanh trong kinh tế thị trường còn ít.

Lao động tập trung sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, số thời gian còn lại là nhàn rỗi, do đó việc tạo thêm việc làm cho người dân đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)