Phân loại mức độ quan trọng của nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.5. Phân loại mức độ quan trọng của nguồn lực

Tất cả các nguồn lực đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại nguồn lực vào mỗi thời điểm lại không giống nhau ở mỗi

cộng đồng khác nhau. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn lực

nhằm đạt được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ nhất là tầm quan trọng của các nguồn lực. Thứ hai là mức độ thiếu hụt nguồn lực, các cản trở

trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn lực.

1.1.5.1. Phân tích các thay đổi của nguồn lực sinh kế

Có ba khía cạnh quan trọng cần làm rõ đối với việc phân tích sự thay đổi các

nguồn lực: thứ nhất là về số lượng, thứ hai là về chất lượng và thứ ba là về tầm quan

trọng của các nguồn lực. Các thay đổi này cần được mô tả nó diễn ra như thế nào trong quá khứ và phán đoán xu hướng của tương lai. Đây là những thông tin mang tính chất

bài học lịch sử kết hợp với xu hướng thời đại. Nó sẽ giúp ích cho việc né tránh các sai

lầm và nắm bắt các cơ hội trong tương lai.

1.1.5.2. Mối quan hệ giữa các loại tài sản trong khung sinh kế

Quan hệ giữa các tài sản

Những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh kế

có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là:

- Sự tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật

dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể).

- Sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác

không? Sự gia tăng nguồn vốn con người có đủ đền bù sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính không? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp.

Mối quan hệ trong khung

- Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừa được tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh.

- Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách và sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận

- Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản (nguồn vốn

hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại của những

thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội.

- Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh cách

tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến.

- Ảnh hưởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: Chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu của

những chiến lược sinh kế.

Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những

nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung, tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càng nhiều. Vì vậy một cách để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dân xây dựng những tài sản của họ.

Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ.

Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc

chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.

Ví dụ thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính: Diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới. Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu nhập của nông hộ. Sự gia tăng năng suất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng lên lĩnh vực phi nông nghiệp, bằng

sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực

chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển (Seppala, 1996) từ đó

có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn. Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc cấp lớp đã đến trường của chủ hộ, có thể góp phần làm tăng năng

suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó thu nhập nông hộ gia tăng. Giáo

dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thành phần lao động gia đình thủ công, năng suất

thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang

các hoạt động ngoài nông nghiệp như: thương maị và dịch vụ. Tình trạng của cơ sở hạ

tầng cũng đóng góp tích cực vào thu nhập thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong

lĩnh vực thương mại và qua việc gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh

vực phi nông nghiệp ở nông thôn. Ngoài nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, tiếp cận tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)