ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Nha Trang

3.1.1.1. Vị trí địa lý của thành phố Nha Trang

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá – du lịch – dịch vụ của tỉnh Khánh Hoà. Ranh giới Thành phố được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp Thành phố Ninh Hoà.

- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh. - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh.

Và có toạ độ địa lý từ 12o8’33” đến 12o25’18” vĩ độ Bắc và từ 109o07’16” đến

109o14’30” độ kinh Đông.

Nha Trang có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước.

Nha Trang là thành phố biển. Cùng với phần đất liền, Nha Trang có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có đảo Hòn Tre đang được đầu tư xây dựng để trở trung tâm du lịch hiện đại lớn nhất cả nước. Nha Trang còn được coi là trọng tâm phát triển du lịch của vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước như quốc lộ 1 A và đường

sắt Bắc - Nam, nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Đại lộ Nguyễn Tất

Thành nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh, cảng Nha Trang có nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, vận chuyển hàng hoá... đã tạo nên một Nha Trang tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.

Nha Trang nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà

Nẵng, là các vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Yếu tố này vừa là lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, song nó cũng là một thách thức lớn đối với Nha Trang trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám, chiếm lĩnh thị trường trong vùng.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nha Trang phát triển sản

xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng là khu vực nội thành;

vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố, vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.

Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có

những đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hòn Mặt (Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (Phước Đồng) có độ cao 338 m, Hòn Xanh

(Phước Đồng) có độ cao 900m, Hòn Ngang (Vĩnh Hoà) có độ cao 320 m, Hòn Chùa (Vĩnh Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chỏng Gọng (Vĩnh Lương) có độ cao 637 m.

- Vùng địa hình bằng thấp, độ dốc dưới 3o: Đây là vùng tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,.... Vùng địa

hình này phân bố ở khu vực trung tâm thành phố và có diện tích 8.130,37 ha, chiếm

32,19 % tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng địa hình có độ dốc 3 –> 8o: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,19% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.

Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố, là nơi sản

xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.

- Vùng địa hình có độ dốc 8 –> 15o: Loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp, có

diện tích 6.791,43 ha, chiếm 26,89% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố

chủ yếu ở phía Tây thành phố. Hiện nay, trên dạng địa hình này người dân đã trồng

cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 15 –> 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi thấp,

có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,30% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố

chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi cao, có diện tích 3.393,80 ha, chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố

chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

3.1.1.3 Khí hậu

* Đặc điểm khí hậu

Thành phố Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu

vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang). Đây là tiểu vùng khí hậu có chế độ thời tiết ôn

hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang chịu sự

chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu Đại dương.

Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250

C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa

khô) và ít bị ảnh hưởng của bão. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là

vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8. + Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 37,40C.

+ Nhiệt độ tối thấp vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,8oC). + Tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000C và ít biển đổi.

- Nắng: Ở Nha Trang, tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ, trung

bình một tháng có 214 giờ nắng. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung

bình từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7 – 9 giờ nắng. Vào mùa mưa, hàng

tháng trung bình có từ 150 – 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5 – 7 giờ nắng.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhấttrong năm là 33 %.

- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng

10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11. * Xu thế biến đổi khí hậu

- Xu thế và chu kỳ mưa năm: Theo tài liệu Khí hậu & Thủy văn tỉnh Khánh

Hòa, qua số liệu phân tích biến động mưa ang năm cho thấy khoảng 13-15 năm lại

xuất hiện 3-4 năm mưa lớn và 3-4 năm mưa nhỏ, chênh lệch năm mưa lớn nhất và mưa

nhỏ nhất là 1.874mm (gấp 3,8 lần).

- Xu thế biến đổi nhiệt độ không khí: Theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ

trung bình năm có xu hướng tăng (0,2oC trong 30 năm) và có xu hướng tăng mạnh

trong hai thập niên gần đây. Nhiệt độ trung bình tối thấp cũng có dấu hiệu tăng mạnh hơn nhiệt độ trung bình (0,7oC trong 30 năm).

Số liệu thống kê cũng cho thấy, cứ 10-11 năm lại xuất hiện một số năm nóng, vài năm lạnh và 1-2 năm trung bình, trong đó những năm nóng chiếm đa số với 47%.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chu kỳ nhiều năm chủ yếu do hoạt động

của mặt trời, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những biến động có tính chất hành tinh.

Đối với khí hậu nhiệt đới, điều quan trọng nhất là sự biến đổi của gió và dòng hải lưu

làm biến đổi nhiệt độ nước biển ở vùng giữa và Tây Thái Bình Dương tạo ra chu kỳ

nhiễu động Nam (ENSO).

* Khả năng biến đổi khí hậu

- Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cứ tăng như trong những thập kỷ qua thì trong 10 năm

tới thì nhiệt độ trung bình tăng lên khoảng 0,1oC và nhiệt độ trung bình tối thấp tăng

lên khoảng 0,2-0,3oC, nhiệt độ trung bình tối cao giảm xuống khoảng 0,2-0,3oC trong thời kỳ gió mùa mùa Đông.

Từ đó có thể suy luận rằng biên độ nhiệt độ năm giảm xuống khoảng 0,2oC trong 10 năm, tương ứng 0,5oC cho biên độ ngày đêm. Ban đêm nhiệt độ có xu hướng tăng lên, ban ngày nhiệt độ có xu hướng giảm đi. Khả năng bốc thoát hơi nước và hạn

hạn có chiều hướng gia tăng.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm ít biến động (xấp xỉ 1.300mm), nhưng những trận mưa lớn có nguy cơ gây lũ có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở Việt

Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông

Trong giai đoạn 2011 - 2020, khu vực Nha Trang không bị ảnh hưởng nhiều do

tác động của mực nước biển dâng. Tuy nhiên, trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cần lưu ý đến việc bố trí quỹ đất xây dựng hệ thống kè sông, kè biển và chỉnh trị lại hạ lưu các dòng sông chính qua thành phố để đảm bao tiêu thoát lũ được

tốt và hạn chế mức thấp nhất tình trạng ngập lụt trong khu dân cư.

3.1.1.4 Thủy văn

*Sông, suối

- Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở phần thượng lưu) là con

sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà với diện tích lưu vực 2.000 km2. Sông có chiều dài 75 km, với hệ số uốn khúc 1,4; hệ số hình dạng 0,3; độ dốc sông 3,7%o; mật độ lưới sông

0,8 km/km2. Sông bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy theo hướng Tây Bắc

– Đông Nam, khi đến Buôn Trai thì đổi sang hướng Tây – Đông là hướng chảy chủ

yếu suốt chặng đường còn lại.

Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP. Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km, chảy

qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn

Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển. + Lưu lượng nước bình quân: Qo = 55,70 m3/s.

+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m3/s.

Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp, lâm

nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh), công nghiệp, du lịch, dịch vụ,

nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt (của thành phố Nha Trang).

- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh

Trung, Vĩnh Thái và Phước Đồng. Sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phía Đông có

chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) có chiều dài 6 km.

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 20,40 m3/s.

+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 2,90 m3/s. *Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn

nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.

- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6. - Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Theo kết quả Điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà (Viện Quy hoạch &

TKNN thực hiện năm 2011), Thành phố Nha Trang có những nhóm đất sau:

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 1.423 ha, chiếm 5,63%

tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương và Phước Đồng.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.678 ha, chiếm 6,64% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương, Vĩnh Thái, phường Phước Long, Phước Hải.

- Nhóm đất phèn: diện tích có 578 ha, chiếm 2,29 % diện tích tự nhiên toàn thành phố.

Đất phèn tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Hiệp.

- Nhóm đất phù sa: diện tích có 1.416 ha, chiếm 5,60 % diện tích tự nhiên toàn thành phố, trong đó:

+ Đất phù sa không được bồi, chua có diện tích 190 ha. + Đất phù sa có tầng gley có diện tích 943 ha.

+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 283 ha.

Đất phù sa phân bố chủ yếu ven sông Cái Nha Trang và các sông suối khác, tập

trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương.

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 1.518 ha, chiếm 6,0 % diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phước Đồng.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 16.936,43 ha, chiếm 67,05 % diện tích tự nhiên toàn thành phố. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây bụi xen gỗ rải rác.

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 84 ha, chiếm 0,33 % diện tích tự

nhiên toàn thành phố.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 708,26 ha, chiếm 2,80 % diện tích tự nhiên toàn thành phố.

- Các loại đất khác có diện tích 591,58 ha (đất sông suối và mặt nước chuyên dùng không điều tra).

* Tài nguyên rừng

Nha Trang có 2.768,07 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là rừng sản xuất

2.502,36 ha, chiếm khoảng 90,4% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 265,71 ha, chiếm 9,6%. Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện nay không còn mà chủ

yếu là rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc còn nhiều, cần tích cực trồng

rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ rừng. Ngoài ra còn có các khu nhà-vườn ở khu vực ngoại thành tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nông

nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan độc đáo của thành phố.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn TP. Nha Trang hiện nay có một số loại khoáng sản sau:

- Nguyên liệu thạch anh quang áp: điểm thạch anh quang áp Hòn Sạn

(N 0120) thuộc phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang, phân bố trên bề mặt phong hóa đá

xâm nhập phức hệ Cà Ná (G/K2cn). Các tinh thể thạch anh đường kính 210 mm, dài 0,51 cm, màu trắng đục, ám khói đến vàng nhạt, nguồn gốc pegmatit, chưa rõ triển

vọng. Ngoài ra còn phát hiện được ở một số điểm khác như Hòn Tre.

- Mỏ andesit Hòn Th(N0156): thuộc xã Phước Đồng, TP Nha Trang. Mỏ nằm ở sườn đông núi Hòn Thị, có đỉnh cao nhất là 226 m, phân bố đá phun trào của hệ tầng Nha Trang. Đá có màu xám đen, xám xanh, cứng chắc, cấu tạo khối, kiến trúc porphir.

Lớp vỏ phong hóa triệt để dày 15 m, trung bình 3,5 m.

Công ty TNHH Thành Công thăm dò (1996) trong diện tích 22,6 ha; trữ lượng

cấp C1+C2 (tương đương cấp 122 + 333 mới) = 16.689.000 m3, trong đó cấp

C1=1.285.000 m3. Công ty liên doanh khai thác đá Hòn Thị thăm dò bổ sung (2002)

trong diện tích 18,63 ha; trữ lượng cấp C1 (tương đương cấp 122 mới) = 7.000.000 m3. Hiện tại Công ty liên doanh khai thác đá Hòn Thị đang khai thác chế biến cung cấp sản

phẩm đá dăm 1×2, 2×4, 4×6 chất lượng tốt cho khu vực Nha Trang và phụ cận phục

vụ giao thông và xây dựng công trình.

- Mỏ đất san lấp Đắc Lộc (N0108): phân bố ven chân tây nam núi Đá Bạc,

thuộc thôn Đắc Lộc, một phần thuộc thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, thành phố

Nha Trang. Diện tích dải là 148,168 ha. Mỏ Đắc Lộc nằm hoàn toàn trong thành tạo vỏ

phong hóa phun trào hệ tầng Đèo Bảo Lộc. Đặc điểm của vỏ phong hóa này phát triển trên các đá phun trào anđesit, đacit và tuf của chúng, kiểu vỏ phong hóa litoma dày từ 4 đến 10 m, trung bình 5,5 m. Đặc điểm chất lượng: sản phẩm đất san lấp chủ yếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)