Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 102)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.4. Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn xã hội

Kết quả điều tra về quan hệ gia đình và xã hội của nhóm hộ sau khi thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.24.

Bảng 3.24. Quan hệ gia đình và xã hội của các nhóm hộ điều tra sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu

Kết quả

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Số hộ điều tra 90 100

Số hộ có quan hệ gia đình tốt hơn 64 71,1 Số hộ có quan hệ gia đình như cũ 21 23,3 Số hộ có quan hệ gia đình kém hơn 5 5,6 Số hộ có quan hệ xã hội tốt hơn 66 73,3 Số hộ có quan hệ xã hội như cũ 19 21,1 Số hộ có quan hệ xã hội kém hơn 5 5,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua kết quả phỏng vấn về quan hệ gia đình trong số 90 hộ dân phỏng vấn chỉ

có 5,56% (05 hộ) dân trả lời là có quan hệ kém đi do vợ chồng mâu thuẩn quan điểm

trong việc sử dụng tiền bồi thường, hay anh em trong gia đình mất đoàn kết vì việc cha

mẹ cho tặng tài sản con cái chưa phù hợp. Có đến 71,11% hộ có quan hệ gia đình tốt hơn do kinh tế hộ khá giả hơn. Như vậy việc thu hồi đất có ảnh hưởng tích cực đến

quan hệ trong gia đình.

Về quan hệ xã hội, phong tục tập quán có 73,33% tốt hơn và 21,11% là như cũ, điều này chứng tỏ việc thu hồi đất đã tác động rất tích cực đến nhân dân, chỉ có 5,56% kém đi là do mâu thuẫn, ganh tị giữa các hộ dân với nhau về tiền hỗ trợ hay bồi thường, đồng thời cũng do trong quá trình giải toả bồi thường có sự tranh chấp đất đai

giữa các hộ. Việc quản lý chi tiêu tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân có đôi lúc chưa phù hợp đã có những tác động tiêu cực như: nghiện hút, cờ bạc.

Ngoài ra quá trình ĐTH luôn song song với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà người dân có điều kiện tiếp

cận với nguồn vốn xã hội tốt hơn, các dịch vụ công cộng và các vấn đề an sinh xã hội được đầu tư nâng cấp từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.

Điều này được cụ thể hóa qua phiếu điều tra thu thập ý kiến của người dân như sau:

Bảng 3.25. Đánh giá chất lượng dịch vụ công cộng và xã hội

Chỉ tiêu Nơi ở của người phỏng vấn (số phiếu) Tổng (%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Đánh giá hệ

thống cấp thoát nước trước đây

so với hiện nay

Xấu hơn 0 5 3 13,33

Bình thường 3 2 2 11,67

Tốt hơn 17 13 15 75

Đánh giá dịch vụ

thu gom rác

trước đây so với

hiện nay Xấu hơn 0 0 0 0 Bình thường 2 4 5 18,33 Tốt hơn 18 16 15 81,67 Đánh giá hệ thống giao thông trước đây so với

hiện nay Xấu hơn 0 0 0 0 Bình thường 3 4 2 15 Tốt hơn 17 16 18 85 Đánh giá hệ thống lưới điện trước đây so với

hiện nay Xấu hơn 0 0 0 0 Bình thường 17 20 20 95 Tốt hơn 3 0 0 5 Đánh giá chất lượng nhà ở trước đây so với

hiện nay Xấu hơn 1 2 1 6,66 Bình thường 7 13 17 61,67 Tốt hơn 12 5 2 31,67 Đánh giá chất lượng chợ trước

đây so với hiện

nay Xấu hơn 0 0 0 0 Bình thường 0 5 8 21,67 Tốt hơn 20 15 12 78,33 Đánh giá chất lượng trường học

trước đây so với

hiện nay

Xấu hơn 0 0 0 0

Bình thường 13 15 12 66,67

Tốt hơn 7 5 8 33,33

Đánh giá mạng lưới văn hóa trước đây so với

hiện nay Xấu hơn 2 3 5 16,67 Bình thường 2 3 2 11,67 Tốt hơn 16 14 13 71,66 Đánh giá về vấn đề môi trường

sau khi thu hồi đất

Xấu hơn 6 9 11 43,33

Bình thường 11 10 7 46,67

Tốt hơn 3 1 2 10 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo bảng 3.25 thì hầu hết cơ sở hạ tầng xã hội thay đổi theo hướng tích cực.

Các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội được nâng cấp và hoàn thiện đáp ứng cao nhu

cầu của người dân. Tuy nhiên chất lượng môi trường sống bị ảnh hưởng bởi việc xây

dựng khu đô thị nên làm cho môi trường bị xấu đi. Riêng chất lượng nhà ở chỉ có các

hộ dân ở nhóm 1 được nâng cao hơn vì hầu hết các hộ dân đều được tái định cư và

phải xây dựng lại nhà mới. Tuy nhiên có một số hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích khác ngoài việc xây dựng nhà nên chất lượng nhà ở không đổi. Còn ở

nhóm 2 và nhóm 3 những hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích

xây dựng nhà cửa thì chất lượng nhà ở được nâng lên. Đa phần người dân sử dụng tiền

nhận được vào các mục đích khác nên chất lượng nhà ở không thay đổi.

Hộp 3.1. Trích một số ý kiến nhận xét của người dân bị thu hồi đất

1. Hộ Ông T, chủ hộ 49 tuổi, xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang

- Nhân khẩu 4 người, lao động 4 người

- Diện tích thu hồi 623,3 m2, thuộc dự án Khu đô thị Phú Khánh 1.

- Nhận xét sau khi bị thu hồi đất so với trước kia: Hệ thống cấp thoát nước, trường học, chợ thì tốt hơn trước, nhưng về chất lượng môi trường sau thu

hồi đất thì không đảm bảo, việc san lấp mặt bằng thường xuyên gây ra nhiều bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

2. Hộ Ông P, chủ hộ 54 tuổi, Phước Hải, thành phố Nha Trang

- Nhân khẩu: 5 người, lao động: 5 người

- Diện tích đất thu hồi: 315,8m2, thuộc dự án đường Cao BÁ Quát – Cầu

Lùng.

- Nhận xét sau khi thu hồi đất so với trước kia: Hệ thống giao thông, cấp thoát nước, trường học, chợ tốt hơn trước. Chất lượng nhà ở cũng được nâng cao nhưng bất tiện hơn trước. Vì sau khi thu hồi diện tích đất để làm

đường, thì độ cao nền nhà thấp hơn cos nền đường bất tiện trong việc sinh

hoạt và buôn bán

3. Hộ Bà T, chủ hộ 40 tuổi, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang

- Nhân khẩu 4 người, lao động 2 người

- Diện tích thu hồi 563.14 m2, thuộc dự án Khu đô thị mới phía Tây Nha

Trang.

- Nhận xét sau khi bị thu hồi đất so với trước kia: Hệ thống cấp thoát nước, trường học, chợ thì tốt hơn trước, nhưng về chất lượng môi trường sau thu

hồi đất thì không đảm bảo, việc san lấp mặt bằng thường xuyên gây ra nhiều bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tuy quá trình ĐTH mở ra nhiều cơ hội cho người dân bị thu hồi đất có điều

kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện, nâng cao điều kiện kinh tế cho gia đình. Mặt khác nó lại làm môi trường sống của người dân bị đe dọa bởi nguy cơ bị ô

nhiễm. Vì vậy, cần phải có chính sách, cơ chế phù hợp để quá trình ĐTH thực sự nâng

cao chấtlượng đời sống người dân về mặt kinh tế lẫn môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)